Giấc ngủ thay đổi như thế nào khi chúng ta già đi? Và chất lượng giấc ngủ sẽ ra sao khi bạn ngày càng lớn tuổi? Thực tế, cả thời lượng và chất lượng giấc ngủ đều có xu hướng giảm đi lúc về già. Trong khi trẻ sơ sinh thường cần nhiều nghỉ ngơi thì người lớn tuổi lại cần rất ít. Vốn dĩ như vậy vì chúng ta rất khó để có được một giấc ngủ ngon khi bắt đầu trưởng thành.
Bạn có muốn biết tại sao nhu cầu ngủ thay đổi dần khi già không? Để giải đáp được mọi thắc mắc của mình hãy cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính
Những nguyên nhân khiến giấc ngủ thay đổi khi về già
Sự phát triển về thể chất và tinh thần, cùng những dao động trong nhịp điệu tự nhiên của cơ thể chính là những nguyên nhân khiến cấu trúc giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi. Một chu kỳ ngủ – thức lành mạnh sẽ điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi của từng cá nhân một cách hợp lý. Lúc này, chúng sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào buổi sáng.
Chu kỳ ngủ – thức rất nhạy cảm với những thay đổi về môi trường và sinh lý. Tùy vào từng thời điểm, chúng sẽ điều chỉnh lại để đáp ứng được những biến động cơ chế hoá học của cơ thể, phù hợp với lối sống và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Chu kỳ ngủ – thức có thể thay đổi theo tuổi tác, vì khi lớn tuổi cơ thể sẽ sản xuất ít hormone kích thích giấc ngủ melatonin hơn. Sự suy giảm nồng độ hormone tăng trưởng có thể dẫn đến giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, các thói quen trong lối sống phổ biến ở người lớn như uống rượu hoặc caffein cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng giấc ngủ.
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng người già lại ít?
Thông thường, trẻ sơ sinh có thể ngủ đến tận 17 giờ một ngày. Thời gian ngủ kéo dài này cho phép giải phóng liên tục hormone tăng trưởng của cơ thể, kích thích sự phát triển của cơ và xương. Hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cần nghỉ ngơi nhiều hơn người lớn để hỗ trợ sự phát triển thể chất và tâm lý như:
- Kỹ năng vận động thô và vận động tinh
- Nhận thức
- Sự tương tác xã hội
- Sự gắn kết mật thiết và sự thúc đẩy
- Những cảm xúc
Trong quá trình lão hóa, cơ thể và não bộ trải qua ít thay đổi sinh lý hơn và từ đó giấc ngủ thường trở nên ít phục hồi hơn. Các lý do có thể bao gồm: do cơ thể ít sản xuất melatonin và do chúng ta có ít thời gian dành cho giấc ngủ sâu. Những thay đổi sau đây trong cách ngủ cũng có thể xảy ra theo tuổi tác:
- Mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ
- Trải qua giấc ngủ kém sâu
- Thức dậy ba hoặc bốn lần một đêm
- Đi vệ sinh thường xuyên
- Ngủ ít
- Ngủ gật vào khoảng đầu buổi tối và thức dậy vào lúc sáng sớm
Những sự thay đổi rõ rệt của giấc ngủ theo tuổi
Chu kỳ giấc ngủ bao gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn ru ngủ (N1), giai đoạn ngủ nông (N2), giai đoạn ngủ sâu (N3) và giấc ngủ REM. Trong thời gian N1, N2 và N3, nhịp thở và nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm và người ngủ rất khó bị đánh thức. Ngược lại, giai đoạn REM gần giống như thức, mắt chuyển động nhanh và sóng não hoạt động tương tự như lúc thức.
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian ngủ trong giai đoạn ngủ sâu. Giấc ngủ sóng chậm (Slow-wave sleep) sẽ giảm dần trong suốt thời thơ ấu, trong khi giấc ngủ REM tăng lên. Tình trạng này tiếp tục diễn ra ở tuổi trưởng thành và tuổi già, khiến cho chúng ta thường xuyên thức giấc. Điều này kéo theo thời gian nghỉ ngơi sẽ ít và rời rạc hơn so với trước đây.
Khuyến nghị chung về giấc ngủ theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ
- Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờ
- Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ
- Trẻ mẫu giáo (3-5): 10-13 giờ
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-13): 9-11 giờ
- Thanh thiếu niên (14-17): 8-10 giờ
- Người trẻ tuổi (18-25): 7-9 giờ
- Người trưởng thành (26-64): 7-9 giờ
- Người lớn tuổi (65+): 7-8 giờ
Giấc ngủ thay đổi như thế nào khi chúng ta về già?
Càng lớn tuổi thời gian nghỉ ngơi lại càng rút ngắn, từ những thông tin bên trên chắc hẳn bạn cũng đã lý giải được điều này rồi đúng không? Cùng tìm hiểu giấc ngủ thay đổi như thế nào khi chúng ta về già ngay sau đây nhé.
Trẻ sơ sinh (12-15 giờ)
Sau ba đến bốn tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển thói quen ngủ trong khoảng thời gian dài hơn. Khi phát triển đến giai đoạn 1 tuổi, các bé thường ngủ suốt đêm và thậm chí ngủ nhiều giấc vào ban ngày.
Trẻ mới biết đi (11-14 giờ)
Ở giai đoạn trẻ chập chững biết, thời gian ngủ trưa sẽ ít lại và giấc ngủ trở nên hợp lý hơn vào ban đêm. Đây được xem là khoảng thời gian khó ngủ tạm thời hoặc dai dẳng. Những trạng thái thường gặp ở các bé như: chống đối khi đi ngủ, thức giấc vào ban đêm, khó ngủ trở lại và gặp ác mộng. Nếu muốn trẻ phát triển một cách lành mạnh, phụ huynh nên can thiệp sớm để trẻ hình thành được thói quen ngủ đủ giấc.
Trẻ mẫu giáo (10-13 giờ)
Khi trẻ em đến tuổi đi học, giấc ngủ trưa tiếp tục giảm. Đồng thời, nguy cơ mắc phải các vấn đề về giấc ngủ có thể tăng lên. Bao gồm các tình trạng như: chống lại giờ đi ngủ, đòi ngủ với cha mẹ, muốn tiếp tục hoạt động vui chơi và thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Thậm chí, chứng sợ hãi ban đêm, mộng du và kinh hoàng khi ngủ cũng có thể xảy ra.
Trẻ em trong độ tuổi đi học (9-11 giờ)
Đến sáu hoặc bảy tuổi, nhiều trẻ em không còn chợp mắt nữa. Các bé trong độ tuổi này thường có giấc ngủ ngủ sâu vào ban đêm. Vậy nên chúng thường rất tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào ban ngày.
Thanh thiếu niên (8-10 giờ)
Thanh thiếu niên ở giai đoạn dậy thì thường bị xáo trộn thời gian ngủ. Thông thường các em sẽ cảm thấy tỉnh táo vào ban đêm và khó đi vào giấc ngủ. Điều này bắt nguồn từ việc thời gian bắt đầu đi học sớm hơn nhiều so với thời gian thức dậy ưa thích của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều học sinh không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng giai đoạn ngủ muộn (DSPS).
Người trẻ tuổi (7-9 giờ)
Khi mọi người bước vào tuổi 20, họ dành nhiều thời gian hơn cho các giai đoạn ru ngủ và ngủ nông, trong khi đó lại dành rất ít thời gian cho giấc ngủ sâu. Kết quả là, những người trẻ tuổi sau khi thức dậy thường cảm thấy ít được nghỉ ngơi và có thể bị buồn ngủ ban ngày.
Người trưởng thành (7-9 giờ)
Nhìn chung, mỗi người lớn cần ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, cứ 3 người Mỹ thì đã có 1 người không ngủ đủ giấc. Các yếu tố như sử dụng rượu và caffein, nhu cầu công việc và trường học, nuôi dạy con cái, căng thẳng trong cuộc sống,… chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ này.
Người lớn tuổi (7-8 giờ)
Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như: khó đi vào giấc ngủ và thường xuyên bị thức giấc suốt đêm. Bên cạnh đó, tình trạng ngủ ít còn xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Cơ thể giảm sản xuất melatonin – hormone kích thích ngủ nhiều.
- Liên quan đến các vấn đề y tế mãn tính của sức khỏe như: tim và phổi, các vấn đề về tiết niệu dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều lần, các tình trạng đau đớn như viêm khớp hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định
- Rối loạn nhịp sinh học gây ra tình trạng đi ngủ sớm vào buổi tối và thức dậy lúc sáng sớm.
Tổng kết
Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi sinh lý gắn chặt với số lượng và chất lượng của giấc ngủ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần giấc ngủ sâu và phục hồi nhiều hơn để phục vụ cho sự phát triển nhanh chóng về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Trong khi đó, sự tăng trưởng này sẽ giảm dần khi chúng ta về già nên giấc ngủ thường có thời lượng ngắn hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây ngungonsongtron.com có thể giúp bạn hiểu được giấc ngủ thay đổi như thế nào khi về già. Đừng quá lo lắng nữa nhé, hãy ngủ đủ giấc để sức khỏe và tinh thần tốt hơn.
Nguồn: https://sleepopolis.com/education/sleep-duration-age/