Một trong những trạng thái thường gặp của con người là dễ buồn ngủ sau khi ăn no. Từ xưa khi nhận thấy trạng thái này, ông bà ta đã có câu “căng da bụng, chùng da mắt”. Đây là hiện tượng rất phổ biến và bình thường nên phần lớn không quá lo ngại. Tuy vậy, nếu hiểu được nguyên nhân và cơ chế của việc ăn no thường buồn ngủ thì bạn có thể điều tiết việc ăn uống và ngủ nghỉ sao cho hài hòa và hợp lý.
Hiểu về cơ chế tiêu hóa của cơ thể
Về lý thuyết, những cơn buồn ngủ thường đến sau 1 khoảng thời gian làm việc, hoạt động mệt mỏi, tốn nhiều năng lượng. Thế nhưng, nếu bạn ăn no thì cơn buồn ngủ cũng có thể ập đến. Đây chính là 1 biểu hiện, 1 trạng thái phản ứng thông thường của cơ thể.
Theo các chuyên gia, não bộ và hệ tiêu hóa là 2 cơ quan tiêu tốn năng lượng nhiều nhất trong cơ thể. Trong và đặc biệt sau khi vừa ăn xong là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động năng suất nhất. Khi đó thức ăn di chuyển xuống dạ dày và được bóp tại đây.
Lúc này, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ đồng nghĩa với việc máu lên não và tới các cơ quan khác giảm đi. Đây chính là cơ chế khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn no.
Đặc biệt hơn, nếu bữa ăn của bạn có hàm lượng tinh bột hoặc đường càng cao thì cơn buồn ngủ càng đến nhanh và mạnh hơn. Nguyên nhân là bởi vì đây được cho là 2 yếu tố khiến não sản sinh ra Serotonin – 1 chất gây nên cảm giác buồn ngủ.
Những nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn
Để hiểu rõ hơn về tình trạng dễ dàng buồn ngủ sau khi ăn no, hãy cùng Ngủ ngon sống trọn điểm qua cụ thể những nguyên nhân sau đây:
Chu kỳ tiêu hóa
Như đã đề cập bên trên, cơ chế tiêu hóa của cơ thể góp phần tạo ra cảm giác buồn ngủ sau khi ăn no. Trong đó, các chu kỳ tiêu hóa làm chuyển đổi thức ăn tạo thành các dạng năng lượng khác nhau đi nuôi cơ thể. Cũng trong quá trình này, cơ thể giải phóng ra hormone Cholecystokinin (CCK), amylin và glucagon làm tăng cảm giác no trong cơ thể cũng như tăng lượng đường sản sinh trong máu.
Bên cạnh đó Insulin lúc này cũng nhiều hơn làm đẩy nhanh quá trình tạo Serotonin và Melatonin hơn so với bình thường từ đó gây ra cảm giác buồn ngủ mỗi khi ăn no.
Chế độ ăn uống chưa phù hợp
Việc ăn quá nhiều tinh bột, đường và dầu mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng kích thích cơ thể buồn ngủ sau khi ăn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn trước khi ngủ thì chẳng những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà còn có nguy cơ bị tăng cân, thèm ngủ nhiều hơn.
Thói quen ngủ sau khi ăn do cơ thể tự tạo lập
Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thường xuyên buồn ngủ sau khi ăn đó là phản ứng có điều kiện mà cơ thể bạn từ tạo ra và hình thành nên thói quen lâu dài. Nếu mỗi lần bạn buồn ngủ sau khi ăn nhưng quyết định rửa mặt cho tỉnh táo và tiếp tục học tập làm việc thì thói quen xấu sẽ không được hình thành.
Nhưng ngược lại, ngay khi ăn no, bạn thấy buồn ngủ và “đồng ý” cho cơ thể mình nghỉ ngơi, chợp mắt thì lâu dần cơ thể sẽ thiết lập thói quen này. Việc hoàn thành bữa ăn dường như trở thành tín hiệu, hiệu lệnh để cơ thể bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
Báo động tình trạng sức khỏe
Một nguyên nhân khác phải đề cập khi thường xuyên buồn ngủ sau khi ăn đó đó là các vấn đề về bệnh lý, nguy cơ mắc 1 số loại bệnh nhất định. Nếu sau khi ăn no, cơ thể bạn trở nên uể oải, kiệt sức và rất muốn ngủ gục vậy thì đây là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe không tốt.
Những người mắc bệnh celiac, tiểu đường, thiếu máu hay là dị ứng thức ăn… sẽ có biểu hiện buồn ngủ sau ăn khá nghiêm trọng. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, tình trạng buồn ngủ sau khi ăn quá nghiêm trọng hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở uy tín để được khám và kiểm tra, điều trị sớm nhất.
Cách hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn no
Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, tỉnh táo bạn nên xác định xem có muốn hình thành thói quen đi ngủ sau khi ăn hay không. Thời điểm ăn và ngủ như thế nào cho hợp lý? Một số người vì mong muốn tiết kiệm thời gian trưa, tận dụng thời gian của mình hiệu quả và muốn giữ đầu óc tỉnh táo để làm việc nên không muốn ảnh hưởng bởi những cơn buồn ngủ sau ăn.
Nếu vậy, bạn có thể tham khảo một số chỉ dẫn để hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn no như sau:
Tự ý thức chủ động kiểm soát bản thân
Bản thân bạn trước tiên phải là người mong muốn loại bỏ thói quen ngủ sau ăn thì mới có thể hạn chế tình trạng này được. Bởi vậy, hãy khiến mình hơi bận rộn một chút sau khi ăn xong như là sửa mặt, sửa bát, sắp xếp bàn làm việc nhẹ nhàng sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghỉ ngơi nhưng chỉ ngồi, tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn.
Bên cạnh đó, cần đặc biệt loại bỏ thói quen ăn uống vào buổi tối sát giờ đi ngủ. Giấc ngủ tôi là vô cùng quan trọng, không thể loại bỏ mỗi ngày. Thế nên, hãy đảm bảo là bữa tối của bạn diễn ra ít nhất 1,5 đến 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp
Chế độ ăn cũng tác động lớn đến thói quen ngủ nghỉ của bạn. Để hạn chế tình trạng buồn ngủ sau khi ăn, bạn cần giảm lượng tinh bột cũng như hạn chế các loại đồ ăn giàu protein quá.
Các thực phẩm như cơm gạo, khoai tây, ngô, đường và các loại đồ ăn giàu carbohydrate khác là nhân tố chính gây lên cơn buồn ngủ của bạn. Thế nên hãy kiểm soát chúng trong thức ăn hàng ngày đồng thời cân bằng lại bằng các loại rau củ quả và chất béo thực vật có trong dầu oliu, sữa, các loại hạt dinh dưỡng…
Thêm vào đó, đừng ăn quá no trong mỗi bữa. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa khác nhau. Cơ thể bạn sẽ vẫn được cung cấp đủ năng lượng mà lại luôn tỉnh táo và thoải mái, sẵn sàng cho mọi hoạt động.
Chế độ luyện tập điều độ
Thực tế cho thấy, việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ sau khi ăn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau ăn. Bởi vậy, tập thể dụng luôn là 1 trong những lời khuyên quen thuộc nhưng hữu ích để cải thiện sức khỏe của bạn.
Nếu ở văn phòng làm việc, sau bữa trưa bạn có thể dành vài phút nghỉ ngơi rồi tập 1 số động tác điều hòa cơ thể tại chỗ để xua đi cơn buồn ngủ nặng nề.
Có thể thấy, buồn ngủ sau khi ăn no là biểu hiện vô cùng phổ biến. Bởi vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng này. Điều quan trọng và hiểu đúng về nó và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân, cơ thể và lịch trình lao động, học tập.
Ngủ sau khi ăn có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng về lâu dài, thói quen này nên được hạn chế để giúp cơ thể tỉnh táo, làm việc hiệu quả. Đặc biệt, bạn cũng có thể ngủ trưa, ngủ tối như bình thường nhưng hãy đảm bảo giữ một khoảng nghỉ an toàn từ lúc ăn đến úc ngủ sao cho phù hợp nhất.