Bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau khi ăn, nhất là sau những bữa ăn no, ăn quá nhiều. Hầu hết chúng ta đều đã cảm nhận được điều đó. Bạn đang tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và sinh lực, thế nhưng sau bữa ăn thường kéo theo cảm giác muốn ngủ đột ngột.
Tại sao ăn cơm lại no buồn ngủ? Điều gì đang xảy ra? Nó có phải là một căn bệnh nào đó mà bạn cần lưu tâm hay không? Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp các bại lý giải hiện tượng này và đưa ra các biện pháp chống buồn ngủ sau ăn hiệu quả, an toàn, tốt cho sức khỏe.
Ăn no lại buồn ngủ đôi khi là do bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó, hoặc cũng có thể chỉ là vì chu kỳ tiêu hóa, số lượng và loại thức ăn mà bạn ăn hay do thói quen ngủ của bạn. Tùy vào tình trạng có nghiêm trọng hay không hoặc chỉ ở mức độ vừa phải để xác định nguyên nhân.
Nội dung chính
Nguyên nhân thông thường gây ra ăn cơm no lại buồn ngủ
Các nhà nghiên cứu có các giả thuyết khác nhau về nguyên nhân gây ra mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn. Nhưng nhìn chung, họ đồng ý rằng đó là phản ứng tự nhiên và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Có một số yếu tố góp phần gây buồn ngủ khi ăn no và bạn làm gì để khắc phục nó?
Buồn ngủ sau ăn do thay đổi lượng đường lên não
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những thay đổi trong tuần hoàn máu sau bữa ăn có thể giải thích tại sao việc ăn uống khiến mọi người buồn ngủ. Tiến sĩ Tomonori Kishino, giáo sư khoa học sức khỏe tại Đại học Kyorin của Nhật Bản cho biết, lưu lượng máu đến ruột non “tăng lên đáng kể” sau khi chúng ta ăn. Và khi máu được bơm vào ruột để cung cấp “nhiên liệu” cho quá trình tiêu hóa, lượng máu đến não giảm tương ứng có thể gây ra cảm giác buồn ngủ.
Đặc biệt, ông cũng chỉ ra những người không ăn sáng sẽ thường cảm thấy buồn ngủ hơn sau bữa ăn trưa. Bởi vì những người bỏ bữa sáng, lưu lượng máu não giảm mạnh sau khi họ ăn trưa. Bỏ bữa sáng có thể tạo ra gánh nặng cho cơ thể sau bữa trưa bằng cách gây ra những thay đổi lớn hơn trong lưu lượng máu lên não. Điều này có thể dẫn đến buồn ngủ.
Sử dụng thực phẩm chứa chất gây buồn ngủ
Mặc dù tất cả các loại thực phẩm đều được tiêu hóa theo cách giống nhau, nhưng ảnh hưởng, tác động của mỗi loại thức ăn tới cơ thể bạn sẽ khác nhau. Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn buồn ngủ hơn những loại khác.
Theo các nghiên cứu, thực phẩm giàu protein và carbohydrate khiến chúng ta buồn ngủ hơn các loại thực phẩm khác sau khi ăn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn vì cơ thể họ đang sản xuất nhiều serotonin hơn.
Đây là là một chất hóa học có vai trò điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ. Nó được sản sinh ra ra bởi một loại axit amin được gọi là tryptophan, có trong nhiều loại thực phẩm giàu protein. Trong khi đó, carbohydrate lại giúp cơ thể hấp thụ tryptophan. Vì những lý do này, ăn một bữa ăn giàu cả protein và carbohydrate gây cảm thấy buồn ngủ hơn.
Tryptophan xuất hiện trong thực phẩm giàu protein như: cá hồi, gia cầm, trứng, các loại hạt, sữa, sản phẩm từ đậu nành, phô mai…Thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate có trong mì ống, lúa gạo, bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, bánh rán và bánh nướng, bắp ngô, sữa, đường và kẹo…
Ăn quá nhiều trong một bữa ăn gây ra buồn ngủ
Một người có thể dễ bị buồn ngủ sau ăn sau một bữa ăn lớn. Những người ăn nhiều bữa trưa hơn thường cảm thấy chán nản, mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi chiều hơn những người ăn ít vào buổi trưa. Ăn uống càng nhiều thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên cao và năng lượng có thể giảm theo. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt hơn và muốn đi ngủ hoặc nghỉ ngơi sau khi ăn no.
Do thói quen ngủ không đúng và chất lượng giấc ngủ giảm sút
Không có gì ngạc nhiên khi ngủ không đủ giấc cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn sau bữa ăn. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau. Như vậy sẽ kéo theo những cơn buồn ngủ và mệt mỏi, cơ thể muốn được nghỉ ngơi.
Hơn nữa, giấc ngủ kém vào ban đêm, có thể dẫn đến mệt mỏi suốt cả ngày hôm sau, kéo theo đó là trạng thái buồn ngủ và muốn ngủ bù. Đồng thời, việc ngủ ít vào ban đêm, buồn ngủ vào ban ngày sẽ diễn ra lặp đi lặp lại. Bạn thường xuyên ngủ vào trưa, chiều thì mỗi ngày bạn sẽ đều cảm thấy buồn ngủ vào khung giờ đó vào tất cả các ngày sau đó. Vào ban đêm bạn lại không còn thấy buồn ngủ hoặc khó ngủ hơn.
Hoạt động thể chất ít có thể gây buồn ngủ sau ăn
Ngoài việc giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, tập thể dục có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày, giảm thiểu nguy cơ thể lực và tinh thần sa sút, buồn ngủ sau bữa ăn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi.
Nói cách khác, ít vận động không tạo ra nguồn năng lượng dự trữ để bạn có thể khai thác và sử dụng theo ý muốn, ví dụ như chống lại sự mệt mỏi và cơn buồn ngủ sau ăn. Vì vậy, hoạt động thể chất ít, thể lực kém sẽ tạo cảm giác thiếu năng lượng, thiếu sức sống, mất tập trung và thường xuyên muốn nằm ngủ.
Tại sao ăn cơm no lại buồn ngủ? Những nguyên nhân liên quan tới bệnh lý
Nhìn chung, một chút buồn ngủ sau khi ăn là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, sau bữa ăn bạn cảm thấy buồn ngủ một cách nghiêm trọng, kèm theo đó là các biểu hiện khác như mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là chóng mặt, choáng váng thì cần phải rất lưu ý. Rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý dưới đây.
Buồn ngủ sau khi ăn – nguy cơ mắc tiểu đường
Với những người mắc tiểu đường thì sau bữa ăn thường cảm thấy buồn ngủ rõ rệt. Bởi vì lúc này lượng đường trong máu tăng cao làm ức chế các tế bào thần kinh não bộ và gây buồn ngủ.
Mặt khác, bệnh nhân tiểu đường lâu năm thường bị suy giảm chức năng não. Vì vậy sau khi ăn no sẽ càng làm trầm trọng thêm sự mệt mỏi và hiện tượng buồn ngủ.
Bên cạnh biểu hiện buồn ngủ thì cơ thể còn có cảm giác rất mệt mỏi, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, tiểu nhiều, giảm thị lực…thì cần kiểm tra đường huyết và thăm khám cẩn thận. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị tiểu đường.
Xơ cứng mạch máu não
Lipid trên thành mạch máu não quá nhiều là nguyên nhân gây ra tổn thương thành mạch, mất đi tính đàn hồi, làm hẹp lòng mạch máu gây tắc nghẽn, xơ cứng mạch máu não, khiến cho máu lên não ít, không đủ để giúp não hoạt động.
Sau khi ăn, máu có xu hướng dồn về dạ dày để giúp tiêu hóa, đồng thời làm giảm máu lên não. Đối với người mắc xơ cứng mạch máu não thì tình trạng thiếu máu lên não sau khi ăn no sẽ càng nghiêm trọng hơn, dẫn tới cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ hơn.
Mắc hội chứng ngủ rũ
Ngủ rũ là một hội chứng về rối loạn giấc ngủ mãn tính. Người bệnh bị mất cân bằng hóa học trong não, mức hypocretin thếp (một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh tảo. Do đó, người mắc chứng ngủ rũ sẽ cảm thấy buồn ngủ rõ rệt vào ban ngày, nhất là sau khi ăn xong; cơn buồn ngủ đến nhanh và khiến bạn thiếp đi lúc nào không hay.
Ngăn buồn ngủ sau bữa ăn bằng cách nào?
Cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn có thể gây khó chịu, đặc biệt là sau bữa trưa. Sự sụt giảm năng lượng trong ngày có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người làm việc trong điều kiện rủi ro, chẳng hạn như những người vận hành máy móc hoặc phương tiện giao thông.
Một nghiên cứu năm 2017 về ảnh hưởng của việc ăn uống đối với hiệu quả làm việc của những người làm ca đêm cho thấy rằng, những người ăn đêm sẽ hoạt động kém và buồn ngủ hơn vào lúc 4 giờ sáng so với những người không ăn.
Các chiến lược sau đây có thể giúp ngăn tình trạng buồn ngủ sau bữa ăn:
- Ăn uống hợp lý và khối lượng phù hợp: Thay vì ăn nhiều vào một bữa, hãy ăn các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ cách nhau vài giờ để duy trì mức năng lượng. Một miếng trái cây hoặc một số ít các loại hạt là đủ để ngăn nguy cơ giảm năng lượng.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ vào ban đêm: Một người ngủ đủ giấc vào ban đêm ít có khả năng bị sụt giảm năng lượng đáng kể sau bữa trưa. Hãy ngủ đủ và đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt để có đủ năng lượng cho ngày hôm sau.
- Đi dạo, tập thể dục nhẹ nhàng sau khi ăn hoặc rèn luyện cơ thể, vận động thường xuyên. Vận động phù hợp có thể giúp mọi người cảm thấy bớt mệt mỏi, tỉnh táo hơn. Hơn nữa, việc tập luyện thể dục cũng có tác dụng nâng cao thể lực, sức khỏe tốt hơn.
- Các chuyên gia cũng đề nghị nên tạo một lịch trình ngủ – thức đều đặn như một phần của thói quen hàng ngày giúp bạn có được một giấc ngủ đêm tốt hơn. Tránh việc ngủ không ngon vào ban đêm sẽ gây mệt và buồn ngủ vào ban ngày.
- Mặc dù họ cũng khuyên nên tránh ngủ trưa nếu bạn khó có một giấc ngủ ngon vào ban đêm, nhưng ít nhất một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ trưa sau bữa trưa có thể cải thiện sự tỉnh táo và cả tinh thần và thể chất. Bạn có thể ngủ một giấc trưa ngắn để chống buồn ngủ vào buổi chiều.
- Thử liệu pháp ánh sáng: Các tác giả của một Nghiên cứu năm 2015 nhận thấy rằng việc cho mọi người tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ sau khi ăn trưa sẽ làm giảm mệt mỏi và buồn ngủ.
- Tránh uống rượu trong bữa ăn: Rượu có thể làm cho mọi người cảm thấy buồn ngủ và trì trệ hơn.
Chúng ta vừa cùng giải lý giải hiện tượng tại sao ăn no lại buồn ngủ. Nếu các bạn cũng thường xuyên cảm thấy mệt và buồn ngủ sau ăn hãy chú ý những biểu hiện đi kèm nếu có. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chúng để phán đoán nguyên nhân hoặc thăm khám bệnh để làm rõ vấn đề. Từ đó có thể áp dụng giải pháp ngăn ngừa phù hợp.
Nguồn tham khảo:
- https://time.com/5515553/sleepy-after-eating/
- https://www.healthline.com/health/food-nutrition/why-do-i-feel-tired-after-eating
- https://cafef.vn/cu-an-com-no-lai-buon-ngu-khong-chi-lien-quan-den-thieu-mau-nao-ma-con-la-dau-hieu-cua-4-can-benh-nghiem-trong-nay-ban-can-hieu-ro-20210826111601292.chn