Nệm cao su đem đến trải nghiệm sử dụng tuyệt vời, mang lại giấc ngủ ngon giúp cơ thể thư giãn và thả lỏng. Để chiếc nệm cao su được bền đẹp theo thời gian, người dùng cần chú ý đến cách bảo quản nệm cao su sao cho phù hợp.
Nệm cao su đã không còn quá xa lạ trong đời sống hàng ngày của con người bởi những ưu điểm vượt trội và sự tiện dụng của chúng. Các công nghệ sản xuất nệm tiên tiến cũng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm này giúp người dùng an tâm tin tưởng chọn mua và sử dụng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chất liệu cao su cũng như có cách bảo quản nệm cao su cho phù hợp.
Nội dung chính
Nệm cao su là gì? Những loại nệm cao su phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường, nệm cao su được mua bán khá phổ biến nhưng có thể nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ bản chất của chất liệu này cũng như sự thật là không phải chiếc nệm nào cũng được làm 100% từ cao su. Nệm cao su ngày nay có thể được chia làm ba loại chính đó là nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo và nệm cao su tổng hợp.
Nệm cao su thiên nhiên
Nệm cao su thiên nhiên được đánh giá là loại nệm cao su tốt nhất trên thị trường hiện nay nên được các gia đình lựa chọn rất nhiều. Thành phần chính của nệm cao su thiên nhiên là 100% mủ nhựa cây cao su, không pha trộn thêm các tạp chất hóa học khác. Chính vì vậy nệm cao su thiên nhiên rất an toàn cho sức khỏe, độ bền cao, lại có khả năng hút ẩm và lưu thông không khí cực kỳ tốt.
Tuy nhiên, nệm cao su thiên nhiên thường rất nặng gây khó khăn trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, một số nệm cao su còn có mùi hôi mủ cao su. Tuy nhiên ngày nay, nhiều hãng đã phát triển công nghệ khử mùi tiên tiến giúp loại bỏ hoàn toàn mùi mủ này ở đệm cao su.
Nệm cao su nhân tạo
Nệm cao su nhân tạo được sản xuất nhằm mang lại những lợi ích tương đương với nệm cao su tự nhiên mà lại có mức giá trung bình, phù hợp hơn với nhu cầu của nhiều gia đình. Nệm cao su nhân tạo thành phần chính là Polyurethane Foam hay còn gọi là PU Foam. Chất liệu này khác hoàn toàn với mủ cao su thiên nhiên nhưng nó lại có nhiều đặc tính tốt tương tự với cao su thiên nhiên.
Mặc dù có giá thành trung bình cao hơn một số loại đệm thông thường nhưng các loại đệm cao su này đều hấp dẫn người dùng bởi những ưu điểm nhất định. Theo đó, đệm cao su mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người nằm nhờ khả năng nâng đỡ cơ thể một cách hợp lý.
Cao su là chất liệu được biết đến với sự dẻo dai, đàn hồi nên có khả năng biến dạng linh hoạt theo những đường cong cơ thể bạn và phân tán áp lực đồng đều trên một diện tích bề mặt nhất định. Chính vì vậy nệm cao su đặc biệt hữu ích với những ai bị đau lưng, hay gặp các vấn đề về xương khớp. Thêm vào đó, độ bền của nệm cao su cũng được đánh giá cao, nên tuổi thọ trung bình của chúng có thể lên tới 10-15 năm.
Những vấn đề thường gặp làm giảm chất lượng nệm cao su
Với bất kỳ loại đồ dùng nào trong gia đình, nếu bảo quản không đúng cách đều sẽ không đạt được độ bền đẹp tối đa. Đệm cao su cũng vậy. Khi đặt trong môi trường không phù hợp, chịu nhiều tác động xấu, đệm cao su dù có chắc chắn đến mấy cũng có thể bị xẹp lún… va ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ của người dùng.
Nguy cơ nấm mốc ở đệm cao su
Mặc dù có khả năng kháng khuẩn cao nhưng nệm cao su vẫn có thể xảy ra hiện tượng nấm mốc. Bề mặt nệm hay vị trí đặt nệm nếu nếu gặp phải các yếu tố sau đây đến một mức độ nhất định đều có thể bị nấm mốc: môi trường ẩm hoặc ẩm ướt, vật chất hữu cơ giúp nấm mốc dị dưỡng bán dính trong một thời gian đủ lâu. Vật chất hữu cơ bao gồm lông, tóc, tế bào chết của con người khi tiếp xúc với nệm, các sự cố như đổ trà, nước, rơi thức ăn lên đệm cũng có thể gây ra tình trạng nấm mốc trên nệm.
Đặc biệt dễ bị bào mòn khi tiếp xúc với xăng dầu
Một lưu ý quan trọng khi sử dụng nệm cao su đó là do đặc tính hóa học nên nệm cao su sẽ rất dễ bị bào mòn nếu tiếp xúc với xăng, dầu. Mặc dù khả năng này ít khi xảy ra nhưng cần nắm được để tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc.
Nệm cao su có thể bị xẹp hay không?
Nhiều người cho rằng nệm cao su có tính đàn hồi rất tốt nên không thể bị xẹp trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên nếu chịu áp lực không đồng đều trong một thời gian đủ lâu, các cấu trúc liên kết chặt chẽ của cao su cũng vẫn có khả năng bị phá vỡ dẫn đến tình trạng xẹp, lún đệm.
Những vấn đề trên đều có thể gặp phải trong quá trình sử dụng nệm cao su gây ra tác động không tốt tới sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về da, xương khớp cũng như làm giảm chất lượng giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Bởi vậy, hiểu được bản chất và nắm được cách bảo quản nệm cao su là điều nên làm và áp dụng.
Cách bảo quản và sử dụng nệm cao su
Chọn mua nệm cao su chất lượng cao, tại các đơn vị cung cấp, sản xuất uy tín
Dù chọn nệm cao su tự nhiên hay nệm cao su tổng hợp, nhân tạo thì điều quan trọng là bạn cần mua những chiếc đệm đạt chuẩn. Bởi đây là nền tảng đầu tiên để có trải nghiệm tốt nhất, lâu bền nhất. Nếu bạn rất cố gắng giữ gìn, bảo quản chiếc nệm nhưng chúng lại là hàng nhái, kém chất lượng thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bộc lộ nhiều vấn đề. Khi đó bạn vừa không thoải mái lại vừa tốn tiền cho một sản phẩm kém chất lượng.
Chính vì thế, trước khi tìm hiểu xem cách bảo quản nệm cao su như thế nào cho hiệu quả thì bạn nên tìm được một đơn vị cung cấp uy tín, dịch vụ tốt, chất lượng tốt. Một đơn vị sản xuất, cung cấp đệm uy tín phải được cấp phép kinh doanh, có hệ thống website, địa chỉ, thông tin liên hệ rõ ràng.
Ngoài ra, hình ảnh, thông tin sản phẩm cũng cần được thể hiện đầy đủ để khách hàng có thể tìm hiểu ngay cả trước khi tìm đến showroom để trải nghiệm trực tiếp. Bên cạnh đó, các đánh giá, góp ý, phản hồi của khách hàng cũ về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố cơ sở để khách hàng nhận định và cho điểm doanh nghiệp.
Vệ sinh thường xuyên, giữ cho nệm cao và chỗ đặt nệm luôn sạch sẽ thoáng mát
Để bảo quản nệm cao su hay bất cứ loại nệm nào, cơ bản nhất người cần giữ nệm được sạch sẽ, hạn chế tối đa bụi bẩn. Trước hết cần ưu tiên sử dụng ga giường làm lớp bảo vệ ngăn cản bụi bặm, vi khuẩn, nguồn hơi nước trong không khí tiếp xúc nhiều với đệm. An toàn hơn, bạn cũng thể tìm mua những chiếc vỏ bọc nệm có khả năng chống thấm nước, dễ tháo gỡ để lau chùi, tạo một lớp bảo vệ an toàn hơn cho nệm cao su nhà mình.
Cùng với đó, để bảo quản nệm thật tốt, hãy thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga gối… các vật dụng hay tiếp xúc trực tiếp với đệm để loại bỏ các loại vi khuẩn, nguồn bệnh. Nệm và chỗ đặt nệm cũng cần được thường xuyên được hút bụi, dọn dẹp.
Lưu ý là nệm cao su tuyệt đối không được phơi dưới trời nắng, nên phơi nệm ở chỗ râm mát để chiếc nệm được “thở”, tạo độ thoáng khí, sạch sẽ sau một thời gian sử dụng nhất định. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cũng nên để ý đến việc tạo không gian thoáng mát cho cả phòng ngủ của bạn. Nên thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính tránh tích tụ hơi ẩm trong phòng tạo điều kiện cho nấm mốc gây bệnh hại phát triển.
Xoay nệm định kỳ 6 tháng 1 lần
Xoay nệm định kỳ là 1 trong trong những cách bảo quản nệm đơn giản mà lại hữu hiệu. Cứ sau khoảng 6 tháng, bạn hãy xoay nệm một lần, đổi vị trí cầu cuối của chiếc nệm để bảo quản nệm tốt hơn, kéo dài tuổi thọ của chúng. Sở dĩ cần bảo quản nệm như vậy là bởi nhiều người dùng thường có thói quen ngồi hoặc nằm ở một vị trí nhất định trên đệm nơi họ thuận tiện nhất, thoải mái nhất.
Thói quen này dẫn đến hiện tượng nệm bị xẹp do áp lực tạo lên chỗ ngồi/ nằm thường xuyên đó cao hơn các vị trí khác nhiều lần. Mặc dù nệm cao su có tính đàn hồi tốt nhưng để bảo quản nệm tốt nhất về lâu dài, thì việc xoay nệm định kỳ là việc nên làm.
Xử lý các sự cố ngay khi có thể, tốt nhất là ngay khi xảy ra
Nếu là người dùng nệm lâu năm, chắc hẳn ít nhất cũng từng gặp sự cố như làm đổ trà hoặc rơi thức ăn lên nệm, thú cưng hoặc trẻ em từ dầm, vô ý dẫm chân bẩn lên đệm… Nguyên tắc đầu tiên khi gặp phải các sự cố này là xử lý càng sớm càng tốt, loại bỏ tối đa các chất bẩn trên bề mặt. Ngay khi phát hiện vết bẩn nên thấm sạch nước hay gạt bớt chất bẩn bằng khăn sạch hoặc giấy khô, sau đó sử dụng các biện pháp để loại bỏ sâu chất bẩn và khử mùi.
Cách bảo quản nệm cao su trong những trường hợp này vô cùng đa dạng. Phổ biến nhất là sử dụng một số sản phẩm có tính chất tẩy rửa các vết bẩn như nước cốt chanh, bột baking soda, giấm, cồn 90 độ, nước rửa bát hoặc các chất tẩy vết bẩn chuyên dụng dành cho đệm cao su. Một lưu ý nhỏ là nên ưu tiên các biện pháp sử dụng sản phẩm thiên nhiên để an toàn cho bạn trong quá trình xử lý. Trừ khi các vết bẩn quá cứng đầu và loang ra một diện tích khá lớn thì bạn mới dùng đến các chất tẩy hóa học. Bên cạnh đó cũng cần làm sạch, làm khô triệt để sau khi áp dụng các biện pháp này.
Nệm cao su đã không còn là sản phẩm xa lạ trong đời sống hàng ngày nữa bởi thế không khó để bạn tìm ra cách bảo quản chúng hiệu quả. Song việc bảo quản này lại cần xây dựng từ nhiều thói quen sinh hoạt phù hợp, vậy nên đừng chủ quan với các sự cố có thể gặp đồng thời thay đổi từ những nếp sống nhỏ nhất như cách ngồi, cách phơi đồ. Có như vậy, chiếc nệm mới thực sự trở thành người bạn đồng hành lâu dài với bạn.