ảnh hưởng của bụi ô nhiễm

Bí quyết ngủ ngon

Bụi ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào?

Admin
13/07/2022

Nếu hắt hơi, ho và sụt sịt khiến bạn khó có được một giấc ngủ như ý thì hẳn là bạn không phải người duy nhất. Bụi là một trong những chất gây dị ứng trong nhà phổ biến nhất và các triệu chứng nó gây ra có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Tiến sĩ Fred Pescatone, một bác sĩ sức khỏe tự nhiên và là tác giả của cuốn sách “The Allergy & Asthma Cure” cho biết: “Nhiều người bị dị ứng với mạt bụi, chúng là những sinh vật cực nhỏ ăn các tế bào da chết. Vậy bụi ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe
Bụi có ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Mạt bụi là gì? 

Mạt bụi hay còn được biết đến với tên gọi là bọ ve, là những sinh vật cực kỳ nhỏ chỉ có thể nhìn thấy được qua kính hiển vi. Chúng thường trú ngụ ở mọi nơi trong nhà đặc biệt là trên đồ nội thất, thảm, hoặc các loại đồ gia dụng khác. 

Dị ứng với bụi thực sự là dị ứng với mạt bụi, vi bụi là môi trường sống tự nhiên của chúng và là nguồn gốc của các tế bào da bong tróc tạo nên nguồn thức ăn cho mạt bụi. Nhạy cảm với mạt bụi thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ. 

Theo tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, đây cũng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra các cơn hen suyễn. Và khi không được kiểm soát hoặc điều trị đúng cách, nó có thể gây ra các gián đoạn lớn cho giấc ngủ của bạn. 

Dị ứng bụi trở nên cực kỳ nghiêm trọng khi đi ngủ vì các triệu chứng dị ứng vào ban đêm có thể đánh thức bạn, làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ và chu kỳ ngủ tự nhiên của mỗi người. 

Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị dị ứng với bụi có nhiều khả năng phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng và giảm năng suất làm việc. 

ảnh hưởng của bụi đối với môi trường
Rối loạn giấc ngủ khiến bạn giảm năng suất làm việc

Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc dùng thuốc dị ứng mỗi đêm hoặc đang lo lắng về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ do dị ứng gây ra?

Đọc để biết thêm về cách thức dị ứng bụi ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ cùng với lời khuyên của các chuyên gia về cách loại bỏ bụi trong phòng của bạn.

Dấu hiệu cho thấy bụi có ảnh hưởng đến giấc ngủ

Dị ứng với bụi không chỉ gây ra sự khó chịu nhỏ đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của người bệnh.

Tiến sĩ Payel Gupta, nhà dị ứng và miễn dịch học và là giám đốc y tế của Cleared, một nền tảng y tế từ xa tập trung vào dị ứng cho biết: “Dị ứng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn nếu chúng không được kiểm soát kịp thời. Sức khỏe lâu dài gắn liền với giấc ngủ.” 

Khi bạn hít phải các chất gây dị ứng như bụi, cơ thể của bạn nhận ra những hạt nhỏ này là những kẻ xâm nhập không mong muốn và khởi động phản ứng viêm. Điều này gây ra sưng tấy và gây kích ứng khó chịu trong đường mũi của bạn hay còn gọi là viêm mũi dị ứng. 

ảnh hưởng của bụi mịn đến sức khỏe con người
Bụi gây cảm giác khó chịu và khiến cho bạn mất ngủ

Hệ thống miễn dịch của bạn cũng có thể hoạt động mạnh mẽ và giải phóng histamine vào máu của bạn. Những hóa chất này đóng vai trò bảo vệ cơ thể, nhưng chúng cũng gây ra những triệu chứng dị ứng khó chịu khác ở những mức độ khác nhau tùy vào từng người.

Phản ứng dị ứng với bụi như thế nào?

  • Hắt xì
  • Tắc nghẽn
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Ngứa mũi, miệng, cổ họng hoặc da
  • Chảy mũi sau hoặc chảy chất nhầy từ mũi xuống cổ họng của bạn.
  • Thở khò khè, đau thắt ngực hoặc khó thở đối với những người đang mang trong mình bệnh hen suyễn.

Pescatore cho biết rằng: “Bất cứ ai từng trải qua những triệu chứng này đều biết việc thư giãn và chìm vào giấc ngủ khó khăn như thế nào.”

Trong một nghiên cứu về những người bị dị ứng với mạt bụi, hơn 70% người lớn và 65% trẻ em cho biết họ đã hỏi ý kiến bác sĩ về những khó khăn liên quan đến giấc ngủ. Những vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất mà họ gặp phải bao gồm chất lượng giấc ngủ kém, ngáy, thức giấc về đêm và khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ dị ứng với mạt bụi đang khiến bạn mất ngủ, bước đầu tiên là liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Bên cạnh việc điều trị với thuốc, bạn cũng nên giảm tiếp xúc với bụi trong phòng ngủ của mình, điều đó giúp bạn phần nào cảm thấy thoải mái hơn.

Những cách khử bụi cho phòng ngủ để có một giấc ngủ ngon

Bụi có thể tích tụ ở bất cứ đâu, nhưng phòng ngủ của bạn là nơi ẩn náu phổ biến nhất của chúng. Những nơi như gối, giường, nệm, rèm cửa, đồ nội thất, bọc nệm, thảm và thú nhồi bông hoặc đồ chơi mềm đều là những nơi chứa đầy bụi bẩn tiềm ẩn nhất mà bạn cần phải lưu ý.

ảnh hưởng của bụi đến con người
Bụi thường xuyên ẩn chứa trong gối, nệm và một số nội thất khác
  • Sử dụng vỏ chống bụi có khóa kéo để ngăn bụi tích tụ bên trong gối, nệm và lò xo hộp của bạn. 
  • Giặt khăn trải giường và chăn màn mỗi tuần một lần trong nước nóng để diệt mạt bụi. Nếu không thể làm được điều đó với các loại vải khác nhau, hãy bỏ chúng vào máy sấy trong vòng 15 phút ở chế độ nóng nhất.
  • Không nên phơi quần áo trong nhà, đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ để đảm bảo không tạo môi trường thuận lợi cho mạt bụi sinh sống.
  • Cân nhắc việc tu sửa những vật dụng trong nhà như thảm, rèm cửa, đồ nội thất bọc nệm và gối bông là những thứ không thể bỏ qua đối với người bị dị ứng với bụi. Nếu phù hợp với túi tiền của mình, bạn hãy thay đổi những vật dụng này bằng sàn cứng và bóng kiểu con lăn để nâng cấp phòng ngủ của mình, hạn chế khả năng bám bụi nhất có thể.
  • Dọn dẹp sạch sâu với những người bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Mỗi lần một tuần, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp của bạn, sau đó dùng khăn ẩm hoặc thấm dầu để lau sạch bề mặt đồ vật trong nhà, sử dụng máy hút bụi thân thiện với bệnh hen suyễn và dị ứng. Trường hợp bạn bị dị ứng nặng hơn, hãy bước ra ngoài khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp để những bụi bẩn không còn bám lại trong không khí.
  • Luôn giữ cho phòng của bạn mát mẻ và khô thoáng. Như bạn biết, mạt bụi phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, trong khi con người ngủ ngon nhất ở nhiệt độ nhẹ 65 đến 67 độ F. Để ngăn bọ ve cư trú, hãy bật máy điều hòa không khí và sử dụng máy hút ẩm thường xuyên.
  • Nên mở cửa sổ hoặc lỗ thông hơi trong nhà tắm, phòng bếp khi nấu ăn cũng là một cách để hạn chế việc tích tụ bụi. 
ảnh hưởng của bụi mịn
Nên giữ cho nhà ở của bạn sạch sẽ và thông thoáng

Những kỹ thuật này sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn mạt bụi. Nhưng đó cũng là cách để hạn chế tiếp xúc với bụi. Điều này có thể giúp bạn làm giảm đi rõ rệt các triệu chứng dị ứng khiến cho bạn khó ngủ, thức đêm hay thậm chí mất ngủ. 

Để chắc chắn hơn trong việc điều trị và kiểm soát tình trạng dị ứng bụi, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để xin lời khuyên tốt nhất, vì nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe đặc biệt là giấc ngủ của bạn. 

Tài liệu tham khảo: Bụi siêu mịn ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?