dị ứng nệm là gì

Cải thiện giấc ngủ

Nguyên nhân gây ra dị ứng nệm và cách khắc phục như thế nào?

Admin
09/12/2021

Nếu một buổi sáng đẹp trời mà bạn thức dậy với cảm giác ngứa ngáy, mắt bị đỏ hay khịt mũi liên tục thì nguyên nhân rất lớn là bắt nguồn từ chiếc nệm của bạn đấy. Dị ứng nệm tuy không quá phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp hiếm gặp, nhất là đối với những người có làn da nhạy cảm.

Vậy có cách nào để tránh dị ứng nệm hay không? Cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân gây dị ứng xuất phát từ phòng ngủ

Trên thực tế, những trường hợp dị ứng xuất phát từ phòng ngủ nhiều hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một nghiên cứu ở Anh tiết lộ rằng:

  • Hơn một nửa những người dị ứng khi ở nhà sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi đi ra từ phòng ngủ. 
  • Mạt bụi là nguyên nhân chính khiến phần lớn con người bị dị ứng ngay khi ở nhà của mình.
dị ứng trong phòng ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn dị ứng ngay trong phòng ngủ của mình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng phòng ngủ, không chỉ bởi thói quen dọn dẹp sơ xài của người chủ. Ngay cả khi bạn đã thường xuyên giặt giũ đệm, thay ga giường, hay làm sạch không khí thì mạt bụi vẫn sinh sống phần nào dưới nệm và gối.

Mạt bụi

Không giống như gián hay rệp, mạt bụi là loại côn trùng gây hại mà con người không thể thấy và phân biệt bằng mắt thường, chúng sinh sống ở những nơi có độ ẩm từ trung bình đến cao. Mạt bụi thường ăn mòn tế bào da người. Do đó, những nơi con người thường xuyên tiếp xúc như giường hay ghế sofa sẽ là địa điểm lý tưởng cho chúng sinh sôi, nảy nở.

Mặc dù một số trang web nhận định rằng mạt bụi sẽ làm trọng lượng của gối hoặc nệm tăng lên gấp đôi so với thông thường. Thế nhưng, đến bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh luận điểm này là đúng. 

Mạt bụi không hề vô hại như nhiều người vẫn nghĩ. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã bị dị ứng với mạt bụi như: nghẹt mũi, hắt xì, ngứa mắt và mũi, đau họng, ho, bị kích ứng da.

mạt bụi
Mạt bụi là một trong những nguyên nhân chính khiến con người bị dị ứng bên trong phòng ngủ 

Đặc biệt, những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn bị hen suyễn hoặc mắc một số bệnh viêm đường hô hấp khác.

Một số tác nhân gây dị ứng khác

Không chỉ mạt bụi, nệm của bạn cũng có thể là nơi ở của những tác nhân dị ứng khác như: lông thú cưng, vi khuẩn hay nấm mốc…

Trên thực tế, bên trong nệm và gối có rất nhiều khoảng trống giữa các sợi vải. Đây cũng chính là nơi sinh sống lý tưởng của các sinh vật gây hại và siêu bám dính này. Đặc biệt, trong môi trường ẩm ướt, nấm mốc sẽ càng phát triển và khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. 

dị ứng nệm
Dị ứng nệm là một trường hợp không quá khó tìm hiện nay

Nguyên nhân gây dị ứng nệm

Dị ứng bởi thành phần cao su trong dòng nệm cao su

Hầu hết, các dòng nệm cao su chính hãng, chất lượng đều làm từ 100% mủ cây cao su tự nhiên, khá an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo OSHA, bên trong nệm cao su vẫn tiềm ẩn một số chất gây dị ứng cho con người. 

Một số dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với mùi cao su như phát ban, buồn nôn, khó thở,…Nếu bạn nhận thấy mình có một trong những triệu chứng trên sau khi ngủ trên nệm cao su, thì phải ngay lập tức đổi sang dòng nệm khác.

dị ứng nệm cao su
Nệm cao su vẫn có thể gây ra các dị ứng cho người sử dụng

Tích tụ chất gây dị ứng

Theo thời gian sử dụng, nệm của bạn có thể sẽ bị tích tụ một số chất gây dị ứng. Bằng mắt thường, nếu bạn có thể nhìn thấy nấm mốc hoặc một sự đổi màu nào đó trên tấm nệm, thì đây chính là dấu hiệu cho thấy nệm nhà bạn đã bị tích tụ khá nhiều chất gây dị ứng.

Tiến sĩ Sara Barnes thuộc Hội đồng Hen suyễn Quốc gia Úc đã lưu ý rằng, ở những môi trường khác nhau, tốc độ sinh sôi của mạt bụi sẽ khác nhau, đồng thời phản ứng dị ứng của mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Một số loại nệm sẽ gây ra những tình trạng xấu hơn cho người dùng khi bị dị ứng như:

  • Đệm lò xo có nhiều không gian trống hơn các mẫu nệm khác. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện cho mạt bụi bám vào.
  • Áo gối làm bằng sợi hữu cơ thường là môi trường thuận lợi cho những sinh vật gây hại phát triển.

Hầu hết những tấm nệm lò xo sẽ có tuổi thọ từ 7-10 năm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình đang bị dị ứng nệm nghiêm trọng thì dù có là năm thứ 5 đi nữa thì bạn cũng nên ngay lập tức thay nệm mới cho mình. 

nguyên nhân dị ứng nệm
Một số loại nệm sau thời gian sử dụng sẽ tích tụ những chất gây dị ứng làm hại đến sức khỏe con người

Ngủ nóng

Mồ hôi không chỉ làm ẩm tấm ga trải giường của nhà bạn, mà chúng còn giúp cho nấm mốc phát triển một cách nhanh chóng. Không những thế, điều này cũng giúp tạo độ ẩm cần thiết để cho mạt bụi tồn tại và sinh sôi.

Do đó, nếu chất liệu của tấm nệm gây nóng bí khi ngủ thì rất có thể chúng có vai trò không nhỏ trong việc thu hút các tác nhân gây dị ứng trên nệm đấy.

Cách để tránh dị ứng nệm

Nệm Memory Foam cho người bị dị ứng nệm

Ngày nay, may mắn có một số loại nệm tương đối tốt trong việc chống lại các tác nhân gây dị ứng, trong đó phải kể đến các dòng nệm Memory Foam.

  • Mật độ foam trong nệm: dòng Memory Foam được làm từ chất foam dày đặc, nên có rất ít chỗ trống cho các vi sinh vật trú ẩn. Chưa kể, mật độ foam cao cũng giúp cho người ngủ nghiêng được thoải mái, không bị đau nhức khi thức dậy.
  • Đặc tính làm mát: Trong khi những loại nệm foam truyền thống được biết đến với tính năng giữ nhiệt tốt, đôi khi gây cản trở luồn không khí lưu thông dễ dàng. 

Thì, ngày nay với nhiều sự cải tiến đến từ nhà sản xuất, những tấm nệm Memory Foam được cung cấp thêm các lớp gel, mang lại hiệu quả làm mát vượt trội. Khi đó, tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ sẽ giảm thiểu đáng kể, đồng nghĩa với việc nệm sẽ ít bị ẩm ướt hơn. Từ đó, mạt bụi và nấm mốc cũng khó sinh sôi và phát triển.

  • Lớp foam cao su: Lớp foam cao su trên cùng của nệm Memory Foam đóng vai trò là màng bảo vệ quan trọng cho làn da và vùng xoang mũi của bạn, giúp tránh các tác nhân gây dị ứng khá hiệu quả.
  • Vỏ nệm: Những chiếc vỏ bọc nệm không chứa flo và có khả năng chống thấm vô cùng tốt sẽ phần nào ức chế vi khuẩn phát triển.
cách tránh dị ứng nệm
Sử dụng nệm Memory Foam là phương án mà nhiều người dùng nhất hiện nay để tránh dị ứng nệm

Do đó, nếu bạn đang cần một tấm nệm để tránh các tác nhân dị ứng thì nệm Memory Foam chắc chắn là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. 

Một số dòng nệm không gây dị ứng khi ngủ mà bạn nên tham khảo như:

Không nên bỏ quên những chiếc gối

Không chỉ riêng nệm, mà gối cũng là một trong những vật dụng chứa khá nhiều mồ hôi của người nằm. Do đó, bạn không nên bỏ qua tác nhân này nếu nhận thấy những dấu hiệu dị ứng trên sau khi thức dậy.

Lựa chọn những loại gối bằng memory foam không chỉ chống dị ứng mà chúng còn giúp hỗ trợ nâng đỡ vùng cổ, vai gáy tuyệt vời nhất là cho những người có thói quen ngủ nghiêng. 

Dòng gối này cho phép người nằm vào giấc nhanh chóng và hạn chế tình trạng trằn trọc, tỉnh giấc giữa đêm so với những loại gối khác trên thị trường hiện nay.

Trên đây là những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng nệm cũng như cách để hạn chế tình trạng này xảy ra. Hy vọng bài viết của Ngủ Ngon Sống Trọn đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích để tránh tình trạng dị ứng nệm đe dọa sức khỏe bạn cũng như các thành viên trong gia đình.

Nguồn tham khảo: https://casper.com/blog/bedroom-allergies/