Khoai tây là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp giảm cân hiệu quả. Tuy vậy, cách bảo quản khoai tây như thế nào cho đúng cách, không xuất hiện tình trạng mọc mầm, héo,… là điều khiến nhiều chị em nội trợ đau đầu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách bảo quản loại thực phẩm này nhé!
Nội dung chính
Cách bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát
Khoai tây rất nhạy cảm với nhiệt độ nên có thể coi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình bảo quản khoai tây. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây được bảo quản trong nhiệt độ 6 – 10 độ C là thích hợp nhất. Mức nhiệt này giúp khoai tây giữ được độ tươi trong nhiều tháng mà không bị hư hại.
Bên cạnh đó, nếu không sử dụng tủ lạnh, bạn nên trữ khoai tây ở nơi thoáng khí, khô ráo. Điều này cũng góp phần giúp trì hoãn quá trình hư hại, nảy mầm của khoai tây. Nghiên cứu cho thấy, việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ mát sẽ giúp tăng tuổi thọ cho thực phẩm lên đến 4 lần so với bảo quản ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, nếu bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp thì cũng giúp lưu trữ hàm lượng vitamin C trong khoai tây tốt và lâu hơn, trong tầm 4 tháng. Ngược lại, khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ chỉ giữ được khoảng 20% lượng vitamin C sau 1 tháng.
Tránh xa ánh sáng
Bên cạnh nhiệt độ, thì ánh sáng cũng là yếu tố tác động mạnh đến chất lượng khoai tây. Ánh sáng từ mặt trời và ánh sáng từ đèn huỳnh quang có thể làm cho vỏ khoai tây hình thành chất diệp lục và chuyển sang màu xanh. Đồng thời, việc tiếp xúc với ánh sáng còn có thể sinh ra một hàm lượng lớn hóa chất độc hại mang tên solanin. Đây là một chất có vị đắng, tạo cảm giác nóng trong cổ họng và miệng.
Đặc biệt là những ai có cơ địa nhạy cảm, Solanine gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu vô tình ăn phải với hàm lượng cao. Chất này có khả năng gây ngộ với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,….
Chính bởi tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu không bảo quản và sử dụng đúng cách, tại nhiều quốc gia trên thế giới, khoai tây thương mại bắt buộc phải đạt chuẩn về giới hạn hàm lượng solanin. Hầu như mức Solanin được quy định chỉ nằm ở vỏ và 3,2 mm đầu tiên của thịt.
Không bảo quản khoai tây sống trong tủ lạnh hoặc tủ đông
Nhiệt độ quá thấp có thể gây ra hiện tượng chuyển hóa từ tinh bột thành đường khử, khiến cho khoai tây có vị ngọt giả. Quá trình này làm hao hụt đáng kể lượng đường tự nhiên có trong khoai tây và có thể tạo ra các chất gây ung thư chẳng hạn như acrylamit khi khoai tây được tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi chiên, xào. Chính vì thế, bạn nên bảo quản khoai tây ở mức nhiệt không quá thấp và không nên cất chúng trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông.
Lý do khác khoai tây chưa qua quá trình làm chín thì không nên bảo quản trong ngăn đá tủ đông là khoai tây còn chứa hàm lượng nước lớn. Khi đặt trong tủ đông, lượng nước này sẽ nở ra và tạo thành tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào, khiến khoai bị hư nhão sau khi rã đông và không thể sử dụng để chế biến đồ ăn.
Một hiện tượng thường thấy khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ quá thấp (thấp hơn nhiệt độ đóng băng) là khoai chuyển sang màu nâu thâm khi tiếp xúc với không khí. Nguyên nhân là bởi các enzym gây ra màu nâu vẫn hoạt động trong khoai tây khi bảo quản.
Tóm lại, việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ quá thấp chỉ nên dùng đối với khoai đã được nấu chín hoàn toàn hoặc 1 phần.
Bảo quản khoai tây trong rổ hoặc túi lưới
Khi bảo quản khoai tây, bạn cần đảm bảo khu vực bảo quản thoáng khí vì thực phầm này cần có sự đối lưu không khí để ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm, là nguyên nhân gây mọc mầm, hư hại. Ngủ ngon sống trọn mách bạn 1 mẹo vô cùng hiệu quả là để khoai tây trong rổ hoặc túi lưới rồi hãy bảo quản trong tủ lạnh. Không nên trữ khoai tây trong 1 chiếc hộp kín hoặc túi gói không có lỗ thông hơi.
Nếu đặt khoai tây trong môi trường không có không khí lưu thông, trong quá trình bảo quản, hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ tích tụ bên trong hộp và tạo điều kiền thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của các loại nấm mốc, vi khuẩn khiến khoai tây mọc mầm.
Không cần rửa khoai tây trước khi bảo quản
Nhiều người thường có thói quen làm sạch khoai tây với nước để loại bỏ bụi bẩn bám lại trên vỏ khoai. Đây là cách vệ sinh thông thường hoàn toàn có thể sử dụng, tuy vậy, điều bất ngờ là khoai tây sẽ giữ được lâu hơn nếu khô ráo, tức bạn không cần phải rửa khoai tây trước khi bảo quản. Những gì bạn cần làm dùng 1 cái ray hoặc dùng khăn khô để loại bỏ đất bám trên vỏ khoai. Việc rửa khoai tây sẽ tạo thêm độ ẩm, kích thích khoai tây nảy mầm nhanh hơn, đồng thời, tạo điều kiện để các loại nấm, vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Không bảo quản khoai tây chung với các loại thực phẩm khác
Hầu hết trái cây và rau củ sẽ giải khí ethelene khi chín. Khí này giúp cho trái trở nên mềm và tăng hàm lượng đường tự nhiên, giúp quả thêm ngọt. Đồng thời, khí ethelene còn có tác dụng kích thích trái nhanh chín. Vì thế, nếu bạn đặt khoai tây chung với các loại trái cây khác thì sẽ kích thích khoai tây nhanh mọc mầm và nhũn hơn, rút ngắn thời gian bảo quản chúng. Một số loại trái cây, củ quả bạn không nên đặt chung với khoai tây là chuối, táo, hành tây và cà chua.
Xắt lát và ngâm trong nước
Khoai tây sau khi đã gọt vỏ và cắt lát sẽ nhanh chóng bị thâm đen khi tiếp xúc với không. Để ngăn chặn điều này, bạn nên ngâm khoai tây vào nước. Nước sẽ giúp làm chậm quá trình hóa nâu do enzym của khoai. Nhưng không nên ngâm khoai tây quá 24 tiếng vì khoai tây có thể hấp thụ quá nhiều nước, ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng cũng như hương vị khi chế biến món ăn.
Thay vào đó, bạn nên áp dụng phương pháp đóng gói chân không nếu muốn bảo quản khoai tây qua ngày hôm sau trong điều kiện môi trường bình thường. Ngoài ra, khoai tây bảo quản theo cách này có thể giữ khoảng 1 tuần trong tủ mát.
Bảo quản khoai tây nấu chín
Khoai tây sau khi đã chế biến nếu không bảo quản đúng cách rất dễ xuất hiện tình trạng nhão hoặc chảy nước do sự biến đổi của tinh bột trong khoai, đồng thời giải phóng nước khi nguội. Bên cạnh đó, khoai tây đã nấu chín và để nguội quá lâu còn chứa nhiều tinh bột kháng. Đây là 1 loại tinh bột mà con người không thể tiêu hóa và hấp thụ. Tuy vậy, người đang gặp vấn đề về đường huyết có thể ăn khoai tây dạng này do nó giúp giảm chỉ số đường huyết 25%. Bên cạnh đó, tinh bột kháng cũng rất có lợi cho đường ruột.
Mặc dù khoai tây nấu chín và để nguội có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nên ăn chúng trong vòng 3 hoặc 4 ngày để tránh hư hỏng và ngộ độc thực phẩm.
Những lưu ý khi bảo quản khoai tây
Dưới đây là một lưu ý khi bảo quản khoai tây:
- Khoai tây sau khi lấy ra từ tủ lạnh không nên chế biến ngay, bạn nên để khoai ấm dần ở nhiệt độ phòng trước.
- Nếu khoai đã bị cắt, bạn nên chế biến càng sớm càng tốt. Nếu không thể nấu liền, bạn nên ngâm chúng trong nước lạnh. Tuy nhiên, để bảo quản khoai tây đã cắt thì cách hiệu quả nhất là bỏ túi rút chân không.
- Đối với khoai tây mua về để làm khoai tây chiên, bạn nên luộc sơ với 1 ít muối rồi trút rổ cho ráo nước, sau đó cất vào hộp kín và trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi lấy từ tủ lạnh, nên đợi khoảng 10 phút rồi mới chiên, như vậy, khoai tây chiên sẽ giòn và ngon hơn.
XEM THÊM:
- 10 cách bảo quản bánh mì giòn lâu, không bị khô mốc
- Foam là gì và cách bảo quản nệm foam hiệu quả
- Hướng dẫn giặt và bảo quản tấm bảo vệ nệm đúng cách ngay tại nhà
Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn nắm được cách bảo quản khoai hiệu quả. Đừng quên theo dõi Ngủ ngon sống trọn để “bỏ túi” nhiều mẹo hay nhà bếp!