Nhiều người mỗi khi tỉnh giấc vào ban đêm và thấy mình ướt đẫm mồ hôi và cho rằng nhiệt độ phòng quá cao. Tuy nhiên, như vậy có vẻ không đúng với tình trạng đổ mồ hôi vào cả những đêm mùa đông lạnh giá.
Vậy giải thích hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm như thế nào? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ cùng các bạn nghiên cứu vấn đề này để có lời giải đáp chính xác, toàn diện và khoa học nhất.
Nội dung chính
Đổ mồ hôi vào ban đêm là gì?
Tìm hiểu về hiện tượng đổ mồ hôi
Chúng ta biết rằng, đổ mồ hôi là một cách để cơ thể giải nhiệt. Đây là một cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể có tác dụng ngăn ngừa tăng thân nhiệt. Điều này được quyết định bởi vùng đồi dưới não bộ – bộ phận phận đảm nhận nhiệm vụ điều tiết nhiệt độ của cơ thể con người.
Theo đó, khi nhiệt độ không khí quá cao sẽ tác động đến vùng đồi dưới của não và kích thích 2 triệu tuyến mồ hôi hoạt động và bài tiết mồ hôi trên cơ thể. Mồ hôi tiết ra qua da sẽ giải phóng một nguồn nhiệt lượng lớn,làm giảm nhiệt độ cơ thể, giúp làm mát hiệu quả.
Đổ mồ hôi vào ban đêm là gì?
Đối với hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm. Điều này sẽ không có gì lạ khi nhiệt độ quá cao, phòng ngủ quá nóng và chăn ga gối đệm quá dày hay chất liệu gây nóng bức…Nhưng khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ phòng thấp mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi vào ban đêm thì có thể nguyên nhân xuất phát từ một loại bệnh lý nào đó.
Khi đổ mồ hôi vào ban đêm khiến quần áo, chăn ga, gối ướt sũng mà nguyên nhân không phải vấn đề nhiệt độ phòng gây ra thì được gọi là hội chứng hyperhidrosis khi ngủ. Theo các cuộc nghiên cứu và khảo sát thì khoảng 3% dân số thế giới mắc phải hội chứng này.
Vấn đề được nhiều người quan tâm khi mắc hội chứng tiết mồ hôi ban đêm là nó có nguy hiểm không. Nhìn chung, trong hầu hết các trường hợp, đổ mồ hôi vào ban đêm không nguy hiểm và không phải là hiện tượng đáng báo động.
Tuy nhiên, nếu bạn tiết mồ hôi thường xuyên vào thời gian ngủ ban đêm và không thể giải quyết bằng cách thay đổi nhiệt độ phòng ngủ và chăn ga gối, đệm thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Rất có thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe hay gặp một bệnh lý nào đó.
Giải thích hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm
Hầu hết chúng ta đều có thể bị đổ mồ hôi vào ban đêm là do nhiệt độ phòng quá cao hoặc đơn giản là do đắp chăn quá dày, mặc quá nhiều quần áo. Thực tế có phải hoàn toàn do yếu tố nhiệt độ này hay không? Nó còn có những nguyên nhân nào khác không? Dưới đây là những lý giải cho vấn đề này.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm
Nhiệt độ là một phần quan trọng của nhịp sinh học. Nhiệt độ cơ thể của chúng ta trải qua một chu kỳ diễn ra hàng ngày tương quan với các kiểu ngủ – thức. Chúng ta có thể cảm nhận được những thời điểm nhiệt độ cơ thể bị giảm đi hoặc tăng lên một cách tự nhiên.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm trước giờ đi ngủ và sẽ tiếp tục giảm sau khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Đồng thời, nhiệt độ da của chúng ta tăng lên trước và trong khi ngủ.
Có thể bạn không biết và không cảm nhận được nhưng trên thực tế thì cơ thể của chúng ta luôn nằm trong trạng thái điều hòa nhiệt trong suốt cả đêm dài.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khi chúng ta quá lạnh, cơ thể sẽ run rẩy và nó giúp chúng ta cảm thấy ấm hơn, làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngược lại nếu chúng ta quá nóng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi giúp giải phóng nhiệt, làm mát cơ thể, ngăn cho chúng ta không bị quá nóng. Thế nhưng đôi khi sự cân bằng giữa nóng và lạnh bị phá vỡ. Cơ thể không thể điều chỉnh thân nhiệt ở mức ổn định khiến chúng ta thức giấc.
Điều này có thể xảy ra do môi trường ngủ quá lạnh hoặc quá nóng. Khi nhiệt độ phòng quá cao, cơ thể tiết mồ hôi để làm mát nhưng không mang lại hiệu quả, chúng ta cảm thấy khó chịu và tỉnh giấc, đây là hiện tượng rất bình thường.
Như vậy, đổ mồ hôi vào ban đêm chủ yếu là do tác động của nhiệt độ phòng ngủ không thích hợp. Nó khiến thân nhiệt tăng cao và kích thích đổ mồ hôi để tự làm mát cơ thể. Vậy nếu không do yếu tố nhiệt độ phòng ngủ thì sao? Nguyên nhân dẫn tới hội chứng hyperhidrosis khi ngủ là gì? Tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm
Như ở phần trước đã nói nếu đổ mồ hôi đôi khi không liên quan đến nhiệt độ phòng thì chỉ có thể là kết quả của một nguyên nhân cơ bản khác. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ để có đáp án chính xác về tình trạng cơ thể. Các nhà khoa học đã liệt kê ra một số nguyên nhân khác gây nên hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm. Đó là:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus thường gây ra sốt, kèm theo đó là thường đổ mồ hôi khi sốt.
- Thời kỳ mãn kinh: Triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh là bốc hỏa, có thể xảy ra vào ban đêm và gây đổ mồ hôi ban đêm. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi của nội tiết tố trong những khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm.
- Sử dụng thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể làm bạn tiết mồ hôi ban đêm. Nó được xem như một dạng tác dụng phụ của thuốc vậy. Ví dụ như một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Một nghiên cứu cho thấy rằng, có đến ⅓ những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm.
- Rượu: Sử dụng rượu ở mức độ cao có mối tương quan với việc đổ mồ hôi ban đêm và cả ban ngày. Ngoài ra, đổ mồ hôi là một triệu chứng thường thấy khi bạn cai rượu.
- Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi: Nghiên cứu cho thấy rằng các cơn hoảng loạn có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm. Ví dụ như bạn gặp ác mộng, nó khiến bạn sợ hãi và đổ mồ hôi.
- Các nguyên nhân khác: một số bệnh lý có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi khi ngủ gồm ung thư, trào ngược axit, cường giáp, béo phì, lượng đường trong máu thấp và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh lao và HIV.
Làm thế nào để ngăn đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ
Với những người mắc chứng đổ mồ hôi vào ban đêm được xác định là do bệnh lý thì cần tập trung điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn đối với những người không rõ nguyên nhân thì có thể áp dụng những biện pháp như sau:
Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ thích hợp
Các nghiên cứu khoa học cho thất, nhiệt độ phòng ngủ cao khiến bạn khó ngủ và đổ mồ hôi vào ban đêm. Chính vì vậy, cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ phòng thích hợp.
Theo đó, mức nhiệt độ được cho là tốt nhất cho cơ thể và giúp ngủ ngon, ngăn đổ mồ hôi khi ngủ là từ 25 – 28 độ C. Tuy nhiên, nhu cầu về nhiệt độ của mỗi người là khác nhau. Vì vậy tùy theo đặc điểm cơ thể mà có thể tăng lên hoặc giảm nhiệt độ phòng thấp hoặc cao hơn mức nhiệt độ tối ưu này.
Mặc quần áo mỏng, chất liệu mát mẻ và dùng quạt khi ngủ
Nếu bạn quá nóng thì hãy mặc ít đồ, lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, mỏng nhẹ và chất liệu có tác dụng làm mát tốt khi ngủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể bật quạt để làm mát không khí, hạ nhiệt độ phòng và giúp cơ thể mát mẻ, ngủ ngon hơn.
Chú ý lựa chọn chăn ga gối, nệm mát mẻ
Chăn ga gối, đệm có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể của bạn
Chăn ga gối, đệm có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể của bạn. Chăn quá dày, chất liệu ga gối giữ nhiệt tốt, nệm không thông thoáng, hầm bí sẽ làm cho cơ thể bị nóng hơn so với bình thường.
Tùy vào thời tiết và mùa trong năm để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tốt nhất nên lựa chọn chăn ga gối và nệm có sự thoáng khí, mát mẻ vào mùa hè. Vào mùa đông có thể chọn chăn dày và ấm hơn nhưng vẫn phải đảm bảo sự thông. Khi ngủ bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, ngăn đổ mồ hôi vào ban đêm.
Tại Vua Nệm hiện nay có rất nhiều các mẫu chăn ga gối và nệm phù hợp với thời tiết các mùa trong năm, từ đông sang hè. Các bạn có thể tham khảo các loại nệm chất lượng cao, thoáng khí tốt như: Nệm lò xo Therapedic Therawrap Ultra, Nệm lò xo Dunlopillo Royal Kensington, Nệm lò xo Therapedic Therawrap Plus, Nệm lò xo Lady Americana Restore, Nệm cao su Dunlopillo World ECO, Nệm Cao su Gummi Latex 7zones, Nệm cao su Vạn Thành Segovia…
Ngoài ra, các bạn có thể mua kèm theo một bộ chăn ga gối nệm mới như: Bộ chăn ga phủ Canada cotton Ai Cập, Bộ chăn ga phủ Canada 100% cotton, Bộ ga chun chăn chần Hanvico Rosa tencel 5CT, Bộ Ga chun chăn chần AMD SILKY 25 5CT…
Như vậy, Vua Nệm vừa cùng các bạn giải thích hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm. Thông qua bài viết, chúng ta đã biết những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hội chứng đổ mồ hôi khi ngủ và cách ngăn, giảm mồ hôi tiết ra vào mỗi đêm. Theo dõi những bài viết khác của Vua Nệm để có thêm những thông tin, kiến thức hay về sức khỏe và giấc ngủ nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://www.sleepfoundation.org/bedroom-environment/why-am-i-shivering-or-sweating-at-night
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/8-nguyen-nhan-gay-tiet-mo-hoi-ban-dem/?link_type=related_posts