Trong tất cả các loại nệm có mặt trên thị trường hiện nay thì nệm bông ép được đánh giá là khá cứng và độ đàn hồi kém nhất. Vì thế, khi sử dụng chúng thường gây ra một số khó chịu và đau nhức cho cơ thể của người dùng.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Ngủ ngon sống trọn tìm hiểu cách làm mềm nệm bông ép quá cứng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhé!
Nội dung chính
Những dấu hiệu cho thấy nệm bông ép nhà bạn đang quá cứng
Mỗi loại nệm bông ép khác nhau sẽ có độ mềm cứng khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá loại nệm bông ép này có cứng hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm của người sử dụng.
Vậy làm thế nào để xác định chiếc nệm này đang quá cứng so với cơ thể của bạn. Cùng tham khảo ngay một trong các dấu hiệu dưới đây nhé:
Cơ thể bị căng cứng sau khi ngủ dậy
Nếu một ngày đẹp trời bạn thức dậy với tình trạng các khớp của cơ thể bị căng cứng, thì rất có thể nguyên nhân chủ yếu đến từ chiếc nệm của bạn.
Điều này xảy ra bởi áp lực quá lớn giữa bề mặt nệm và cơ thể khiến các mạch máu bị chèn ép, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu bị giảm đi.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cơ bị đau nhức và khó chịu sau một giấc ngủ dài, bất kể việc bạn đã đổi tư thế ngủ liên tục. Về lâu dài, những chiếc nệm bông ép cứng sẽ khiến bạn ngày càng mệt mỏi, liên tục không thể ngủ ngon.
Buổi sáng bị đau lưng
Với những người không bị các bệnh về cột sống nhưng liên tục bị đau hông, lưng, xương sau khi ngủ dậy thì điều này chắc chắn là bởi chiếc nệm mà bạn đang sử dụng.
Đặc biệt đối với người đang mắc các bệnh về xương khớp mà phải liên tục ngủ trên một chiếc nệm quá cứng thì sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Mức độ đau nhức cũng vì thế mà ngày càng trầm trọng hơn, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Khi ngủ phải liên tục đổi tư thế
Trong khi ngủ, việc phải liên tục đổi tư thế tương đối là bình thường. Thế nhưng, nếu nó xảy ra quá thường xuyên trong một đêm. Đồng thời khiến bạn phải tỉnh giấc nửa đêm và rất khó vào giấc lại thì có thể là do chiếc nệm của bạn.
Xoay trở người là dấu hiệu cho thấy bạn luôn phải tìm một vị trí thích hợp và một tư thế để ngủ thoải mái nhất. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng một chiếc nệm quá cứng thì bạn sẽ luôn phải lựa chọn trạng thái lý tưởng để ngủ. Điều này chắc chắn sẽ mang đến rất nhiều phiền toái và khó chịu cho bạn, dẫn đến chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm sút.
Không xuất hiện dấu vết cơ thể khi nằm xuống
Với bất kỳ các loại chất liệu nào thì đều sẽ có một độ đàn hồi nhất định. Do đó, khi nằm xuống bạn sẽ cảm nhận được dấu vết cơ thể của mình trên nệm, nhất là đối với nệm foam. Trong khi đó, nệm cao su hay nệm lò xo có độ đàn hồi khá cao. Vì thế, chúng sẽ giúp nhanh chóng xóa mọi dấu vết, để trả lại hình dáng ban đầu của nệm. Tuy nhiên, chắc chắn là bạn cũng sẽ cảm nhận được 1 độ lún nhất định sau khi nằm lên.
Ngay cả với các loại nệm bông ép, mặc dù chúng không rõ nét như 3 dòng nệm còn lại nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận được dấu hiệu cơ thể khi nằm xuống. Thế nhưng, trong trường hợp dù đã xoay rất nhiều tư thế mà vẫn không cảm nhận được một chút độ lún của nệm thì chứng tỏ nệm nhà bạn đang quá cứng.
Khó ngủ, không thể ngủ ngon
Thông thường, một người sẽ cần khoảng 2 tuần để làm quen với 1 tấm nệm mới. Do vậy trong thời gian này, nếu bạn bị mất ngủ thì điều đó cũng khá là bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị mất ngủ trong 3-4 tuần liên tiếp thì không ổn một chút nào. Điều này chắc chắn là do bởi chiếc nệm nhà bạn quá cứng. Nhất là trong trường hợp bạn có thể ngủ ngon tại những nơi khác trong nhà như ghế sofa,…
Hướng dẫn cách làm mềm nệm bông ép quá cứng
Tác động trọng lực vào nệm
Đa số các dòng nệm bông ép sẽ càng cứng hơn trong khoảng thời gian sử dụng ban đầu. Vì thế, nếu bạn muốn nhanh chóng làm mềm nó đi thì cách đơn giản nhất đó chính là liên tục hoạt động trên nệm.
Ngoài việc dùng nệm làm nơi nghỉ ngơi, bạn có thể xem phim, đọc sách, nghe nhạc hay thậm chí là làm việc trên nệm. Tuy nhiên, bạn cần luân phiên thay đổi điểm hoạt động để nệm có độ mềm đồng đều ở các vị trí.
Lật hoặc xoay nệm lại
Lật hay xoay nệm đang là phương án giúp làm mềm nệm mà nhiều người áp dụng hiện nay. Mặc dù đa số các dòng nệm bông ép trên thị trường đều không phân 2 mặt cứng mềm nhưng vẫn có nhiều trường hợp mặt này mềm hơn mặt còn lại.
Không những vậy, việc xoay lật nệm còn giúp hạn chế tình trạng xẹp lún sau một thời gian dài sử dụng.
Sử dụng thêm topper
Những tấm topper sẽ giúp cho tấm nệm bông ép nhà bạn trở nên mềm mại và cao hơn hẳn trước đây. Trên thị trường hiện nay, topper có rất nhiều loại từ cao su, từ foam hoặc lông vũ để bạn tha hồ lựa chọn.
Không những thế, topper còn được biết đến là một sản phẩm giúp làm mát vô cùng hiệu quả với đặc tính hút ẩm và hút mồ hôi cực tốt. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm topper để làm mát vào mùa hè.
Tham khảo một số loại topper chất lượng:
Sử dụng thêm các tấm bảo vệ nệm
Những tấm bảo vệ nệm không chỉ giúp bảo vệ nệm của bạn mà còn giúp tăng cảm giác êm ái khi sử dụng. Không chỉ vậy, với những tấm bảo vệ có màng chống thấm còn giúp nệm có thể luôn được sạch sẽ, đồng thời ngăn chặn sự xâm hại của các tác nhân như nước hay mồ hôi của cơ thể một cách hiệu quả.
Sở dĩ những tấm bảo vệ nệm có thể mang đến một cảm giác mềm mại khi nằm cho người dùng chủ yếu là bởi lớp bông chần ở giữa. Mặc dù nhìn chung thì các tấm bảo vệ nệm không thể mang đến cảm giác mềm mại hay thoải mái như khi sử dụng topper. Nhưng chắc chắn chúng cũng sẽ giúp làm mềm nệm bông ép quá cứng ở một mức độ nhất định.
Tham khảo tìm mua một số sản phẩm tấm bảo vệ nệm chất lượng:
Nên dùng những sản phẩm kết hợp
Trong trường hợp khi đã sử dụng hết những phương pháp trên mà tấm nệm nhà bạn vẫn còn quá cứng thì cách tốt nhất là bạn nên đổi sang nằm một dòng nệm khác.
Nếu bạn yêu thích dòng bông ép thì lúc này nên ưu tiên những dòng nệm lai như bông ép bề mặt foam, bông ép bề mặt cao su hoặc nệm bông ép hai mặt. Chúng sẽ mang đến cảm giác mềm mại hơn so với nệm bông ép thông thường.
Trên đây là những cách làm mềm nệm bông ép quá cứng đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Mọi thông tin chi tiết hoặc muốn tư vấn thêm về nệm bông ép, bạn có thể liên hệ với Ngủ ngon sống trọn để được giải đáp nhanh chóng.
Nguồn: https://vuanem.com/blog/lam-mem-nem-bong-ep-qua-cung.html