Do đặc thù của từng ngành nghề, từng vị trí làm việc khác nhau, nên nhiều người không có cơ hội, để ngả lưng nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa. Vì vậy, mới xảy ra tình trạng thường xuyên ngủ gục trên bàn, đặc biệt là đối với các bạn làm nhân viên văn phòng thì điều này lại càng phổ biến hơn cả.
Vẫn biết, ngủ trưa là điều rất quan trọng để lấy lại năng lượng, giúp hoàn thành công việc tốt hơn. Nhưng nếu bạn vẫn duy trì thói quen ngủ gục trên bàn vào mỗi buổi trưa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của thói quen thường xuyên ngủ gục trên bàn. Mời bạn cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về tác hại của thói quen xấu này nhé!
Nội dung chính
Một số căn bệnh thường gặp khi thường xuyên ngủ gục trên bàn vào buổi trưa
Nguy cơ cao mắc các bệnh về dây thần kinh và cột sống
Như chúng ta đã biết, khi bạn ngủ gục trên bàn thì tư thế ngủ kiểu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cột sống, làm cong vẹo cột sống, cổ bị nghẹo sang một bên theo hình dạng chữ C, như vậy là đã làm thay đổi tư thế tự nhiên của cổ.
Thông thường, khi ngủ ngày hay đêm, chúng ta cũng phải cố gắng để giữ cho cơ thể luôn có được trạng thái ngủ tự nhiên, thoải mái, trọng lực phân tán đồng đều, như vậy mới đảm bảo sức khỏe, không ảnh hưởng đến khùng xương. Nếu bạn duy trì trong thời gian dài tư thế ngủ gục trên bàn dễ khiến cho cổ bị đau, mỏi, ảnh hưởng đến các đốt sống cổ.
Ngoài ra, việc ngủ như vậy cũng làm cho cơ cổ, cơ vai, cơ vùng eo luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Lúc này, các cơ hai bên sẽ phải chịu tác động không cân xứng, một bên thì bị kéo dãn quá mức, bên còn lại thì bị co lại quá mức. Bên cạnh đó, các dây thần kinh từ não xuống các chi bị chèn ép, nên sẽ bị tổn thương. Đây chính là lý do khiến cho những người có thói quen ngủ gục trên bàn thường xuyên mắc phải các bệnh về cổ, vai gáy, tê bì chân tay. Các bệnh có nguy cơ cao nhất chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, tê bì chân tay và cong vẹo cột sống.
Cùng với đó, việc ngủ như vậy thường xuyên cũng sẽ khiến cho phần thân trên, đặc biệt là vùng ngực, luôn bị chèn ép dễ gây tình trạng đau tức ngực khi thức dậy.
Bệnh tim mạch và máu não mãn tính
Theo nhiều chuyên gia, buổi trưa là lúc mà hệ tuần hòan máu hoạt động nhanh và mạnh nhất trong ngày. Bên cạnh đó, việc mới ăn trưa xong, cũng là lúc dạ dày hoạt động mạnh để tiêu hoá thức ăn nên cần nhiều máu để thực hiện công việc này.
Nếu bạn giữ tư thế ngủ gục trên bàn sau khi ăn trưa sẽ làm chèn ép mạch máu, động mạch chủ ở vùng cổ, tạo thêm nhiều áp lực cho tim phổi, ảnh hưởng đến quá trình bơm máu lên não, khiến não thiếu oxy. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những người có thói quen ngủ gục trên bàn, thường xuyên bị chóng mặt, thiếu tỉnh táo, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra, khi ngủ sẽ là lúc nhịp tim chậm lại, do đó hoạt động bơm máu lên não cũng sẽ giảm xuống. Nếu cộng thêm vấn đề động mạch bị chèn ép, lại càng làm tăng nguy cơ thiếu máu lên não. Điều này sẽ làm cho hệ thống thần kinh bị rối loạn tạm thời, gây nên tình trạng bủn rủn chân tay, hoa mắt, ù tai, đôi lúc là buồn nôn và ớn lạnh ở những người mới ngủ dậy.
Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên trong thời gian dài thì bạn sẽ có nguy cơ cao, mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, thiếu máu lên não, tê bì chân tay, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bản thân sau này.
Ảnh hưởng đến mắt
Một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất do thói quen ngủ gục trên bàn chính là mắt. Nếu bạn ngủ gục trên bàn trong thời gian dài, sẽ tạo áp lực, đè trực tiếp lên nhãn cầu, điều này sẽ khiến cho mắt bị sưng, trục nhãn cầu có thể bị dài ra, từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến giác mạc và võng mạc. Lúc này, giác mạc sẽ bị biến dạng, độ cong bị thay đổi, có thể làm tăng nhãn áp và gây nên vòng mắt xanh.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị mắc các căn bệnh liên quan đến mắt, như loạn thị, cận thị thì sẽ có nguy cơ là cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Những người làm công sở, học sinh, nhân viên văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với máy tính, lại còn có thói quen ngủ gục trên bàn khi nghỉ trưa sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt hơn so với người bình thường.
Đây cũng có thể coi là phần lý do, khiến học sinh, nhân viên văn phòng thường hay bị cận thị.
Bệnh về đường tiêu hoá
Như đã đề cập ở trên, sau khi ăn trưa, dạ dày sẽ cần một khoảng thời gian để tiêu hoá hết số lượng thức ăn mà bạn vừa mới nạp vào, ít nhất cũng phải 1 giờ mới có thể tiêu hoá hết. Do đó, nếu vừa ăn xong, bạn lập tức gục xuống bàn để ngủ, thì tư thế ngủ như vậy sẽ chèn ép dạ dày, làm ảnh hưởng đến quá trình nhu động của dạ dày, từ đó làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày.
Nếu thói quen ngủ gục trên bàn diễn ra trong thời gian dài, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, ví dụ đầy bụng. Về lâu về dài, nếu không thay đổi thì có nguy cơ cao bị viêm dạ dày mãn tính.
Gây tức ngực khó thở
Ngoài các bộ phận đã kể ở trên, thì thói quen ngủ gục trên bàn thường xuyên cũng ảnh hưởng khá lớn đến phổi của chúng ta.
Với tư thế ngủ gục như vậy, cũng sẽ chèn ép phổi, khiến cho quá trình hô hấp không được diễn ra bình thường, phổi sẽ không thể giãn căng thoải mái. Bên cạnh đó, việc thiếu máu và oxy do cung ứng không đủ, cũng khiến cho phổi hoạt động kém hiệu quả hơn.
Đây chính là lý do, làm cho những người ngủ gục trên bàn thường hay bị tức ngực, khó thở khi ngủ dậy.
Ngoài ra, một số người còn có thói quen nằm nhoài ra trên bàn, khiến cho vùng ngực, vùng xương ức bị chịu tác động từ cạnh bàn, gây nên tình trạng đau nhức xương vùng ngực. Nhiều người khi bị đau tức ngực, khó thở do thói quen ngày nào cũng ngủ gục trên bàn nhưng lại không biết, nên thường nhầm tưởng là mình đã mắc căn bệnh gì nghiệm trọng về phổi.
Ảnh hướng đến dây thần kinh ngoại biên cánh tay
Dây thần kinh ngoại biên cánh tay có tác dụng truyền tín hiệu từ não, tuỷ đến cánh tay, nhưng chúng rất mỏng và dễ bị tổn thương.
Việc gối đầu trực tiếp lên cánh tay khi ngủ gục trên bàn trong thời gian dài, lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ có thể làm cho dây thần kinh ngoại biên trên cánh tay bị tổn thương. Từ đó sẽ ảnh hưởng quá trình dẫn truyền thần kinh của nó.
Nếu bạn cảm thấy ngón cái và ngón trỏ tê nhức, khó khăn trong việc cử động, không cầm được bút, bát đũa, đau vai, đau mỏi cánh tay,…thì có thể dây thần kinh ngoại biên của bạn đã bị ảnh hưởng.
Nếu bạn không thể cầm nắm bình thường, làm các công việc bình thường như trước thì nên đến bác sĩ để thăm khám, vì có thể nó đã tiến triển trở thành một dạng bệnh lý (Bệnh thần kinh ngoại biên).
XEM THÊM: LÝ GIẢI VỀ HIỆN TƯỢNG TÊ TAY KHI NGỦ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Kết luận và giải pháp
Thói quen ngủ gục trên bàn là một điều không tốt. Để tránh rước thêm bệnh tật vào cơ thể thì bạn nên bỏ ngay thói quen này ngay nhé. Hãy cố gắng ngủ nằm, để cơ thể được thả lỏng và nghỉ ngơi.
Các bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để đảm bảo có một giấc ngủ tốt và an toàn vào buổi trưa tại văn phòng:
- Sử dụng nệm mỏng, chiếu điều hòa để trải trên sàn nhà khi ngủ trưa ở văn phòng.
- Nếu không gian quá chật hẹp, thì bạn có thể lựa chọn cách ngủ dựa lưng và kê gối chữ U, như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc ngủ gục trên bàn.
- Sử dụng giường, ghế xếp để ngủ trưa tại văn phòng.
- Sử dụng túi ngủ để có giấc ngủ an toàn hơn.
- Dùng nệm gấp, thảm trải sàn để tạo không gian nghỉ trưa.
Trên đây là một số căn bệnh bạn sẽ dễ dàng gặp phải nếu thường xuyên nghỉ trưa bằng cách ngủ gục trên bàn và một số cách ngủ trưa an toàn mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý vị. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen ngủ gục trên bằng bằng những cách đơn giản, tốt cho sức khỏe.
Tài liệu tham khảo: Tác hại nghiêm trọng từ thói quen ngủ gục trên bàn nhiều người mắc phải (benhviennamsaigon.com.vn)