Đối với trẻ nhỏ giấc ngủ quan trọng hơn bao giờ hết và cũng vì thế mà nhiều bà mẹ đã chọn cách ru ngủ con bằng võng. Tuy nhiên điều này có thể gây ra những nguy hiểm tiềm tàng, nằm võng tư thế sai thời gian dài chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cho trẻ. Vậy thế nào để bé nằm võng đúng cách? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung chính
1. Tại sao trẻ lại thích nằm võng?
Thói quen nằm võng xuất phát từ rất lâu đời và nhiều bà mẹ ngày nay vẫn áp dụng cách đó để ru ngủ con trẻ. Tuy vậy không phải thói quen nào xa xưa cũng tốt và cần được duy trì, có những thói quen không tốt cần sự thay đổi qua thời gian, cho trẻ nằm võng là một trong số đó.
Không thể phủ nhận nằm võng đem lại sự thoải mái, mát mẻ đặc biệt là thời tiết vào hè nóng bức, có một chiếc võng đu đưa trẻ sẽ dễ dàng vào giấc hơn. Nhiều thiết kế võng có chất liệu và độ thông thoáng cao nên phần lưng bên dưới của bé không bị nóng bí, tạo cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra lúc này cơ thể được ôm trọn, tạo cho trẻ cảm giác an toàn kết hợp với nhịp điệu đu đưa của võng làm trẻ thích thú và nhanh chóng vào giấc ngủ sâu. Tranh thủ thời gian con ngủ các bà mẹ có thể làm vô số việc nhà nên cách ru ngủ này rất thuận tiện và được nhiều người sử dụng cho đến tận bây giờ.
Trên thực tế việc nằm võng lại gây ra nhiều tai hại khôn lường ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ và đó là những điều gì thì hãy tham khảo phần bên dưới bài viết nhé.
2. Nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ sơ sinh nằm võng
Tuy có thể khiến cho các em bé vào giấc dễ dàng và ngủ say nhưng nằm võng sai cách lại có nhiều nguy cơ mà những bà mẹ bỉm sữa nên lưu ý.
2.1. Ảnh hưởng đến sự phát triển xương, cột sống
Điều đầu tiên ảnh hưởng xấu cho trẻ khi nằm trên võng lâu ngày có thể đề cập đến là sự phát triển xương, cột sống. Khi trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian cho giấc ngủ thì nằm sai cách và sai tư thế chắc chắn tác động không nhỏ đến phát triển xương khớp.
Lúc này hệ xương chưa đủ cứng cáp để chống lại sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vì vậy để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì điều đầu tiên nên quan tâm đến tư thế ngủ của bé. Nằm võng lại là một nguyên nhân khiến tư thế ngủ bị thay đổi theo chiều hướng xấu.
Cụ thể, trẻ sơ sinh nên nằm sao cho cổ và lưng trên một đường thẳng để không tác động xấu đến cột sống. Tuy vậy võng lại có tác động ngược lại, độ lún sâu khiến xương lệch khỏi tư thế chuẩn cần có.
Hơn thế nữa nằm trên võng trẻ thường có xu hướng nghiêng đầu sang một bên, lâu dài khiến hộp sọ không cân xứng. Mẹ nên chọn các giải pháp khác để đảm bảo tư thế ngủ của bé trên một đường thẳng, nằm nệm mỏng hoặc lót khăn hay gối dành riêng cho trẻ sơ sinh là một lựa chọn.
2.2. Cơ bắp có nguy cơ chậm phát triển
Việc ôm sát và lún sâu khi nằm võng tạo nên tư thế co rúm, các cơ quan như tay chân hay cơ bắp không được lưu thông máu thường xuyên, dễ dẫn đến tụ máu ở những điểm cố định.
Ngoài hệ xương thì các cơ bắp cũng có nguy cơ chậm phát triển theo khi nằm võng không đúng tư thế.
2.3. Hệ thần kinh vận động kém
Nằm võng hạn chế hoạt động của trẻ một cách tự nhiên, các động tác như trườn, bò, lật, ngồi,…không được tiếp thu trong quá trình phát triển. Và đương nhiên điều này dẫn đến hệ thần kinh kém linh hoạt, lớn lên trẻ có thể kém hoạt bát trong các hoạt động thể chất.
Thêm vào đó, với độ cao không an toàn của võng bẽ có nhiều nguy cơ bị té ngã khi không có sự trông chừng của người lớn. Các bà mẹ lưu ý, để bé cưng phát triển toàn diện cần sự vận động đúng mức, không nên tạo môi trường thu hẹp sự học hỏi của bé.
2.4. Ức chế thần kinh phát triển
Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn giữa việc trẻ thích ngủ võng và bắt buộc trẻ ngủ võng. Hai điều này có sự khác biệt to lớn, nhịp điệu đu đưa không phải lúc nào cũng cho đến cảm giác thích thú nó đồng thời có thể gây kiệt sức và mệt mỏi, chính vì thế mà bé thường chìm vào giấc ngủ nhanh.
Và có vài trường hợp trẻ sợ hãi cảm giác không ổn định như thế đem theo cảm giác tiêu cực đó vào giấc ngủ và thường xuyên giật mình, khóc thét. Tình trạng này diễn ra thời gian dài ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh.
Ngoài sữa mẹ thì bé lớn lên thông qua các giấc ngủ nhưng một khi giấc ngủ không ổn định sẽ tác động xấu đến nhiều mặt cho sự trưởng thành hằng ngày của trẻ sơ sinh.
2.5. Nguy cơ mắc hội chứng rung lắc
Một dạng ảnh hưởng thần kinh nữa được gọi là hội chứng rung lắc, chúng sinh ra trong quá trình đua đưa võng quá nhiều và đôi khi mạnh tay của mẹ. Ở độ tuổi sơ sinh hệ thần kinh chưa hoàn thiện, các chấn động mạnh đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này.
Lắc trẻ liên tục không phải là cách ru ngủ đúng mà còn có thể khiến não tổn thương từ đó gây ra những tình trạng mà khi lớn lên bé gặp phải không ai mong muốn như: trí tuệ kém phát triển, động kinh, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực,…
Không chỉ có ngủ võng đung đưa quá mạnh mới gây ra những tổn thương này, thân hình nhỏ bé của trẻ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự chơi đùa quá mức của người lớn. Điển hình trong đó là đưa bé lên không trung hay ẵm bế không đúng cách.
3. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Hại nhiều hơn lợi vì thế mà có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không thì câu trả lời là không. Nhưng các bà mẹ vẫn muốn ru ngủ dễ dàng thì việc nằm võng phải tuân theo những quy tắc nhất định để không tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Ngoài ra bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến thời gian nằm võng của trẻ, không cho bé nằm quá lâu, chỉ sử dụng võng thời gian ngắn cho giấc ngủ giữa ngày. Để hiểu rõ hơn về nằm võng đúng cách như thế nào chúng ta cùng đến với những lưu ý sau.
4. Đâu là nằm võng đúng cách dành cho trẻ
Duy trì thói quen nằm võng cho trẻ tuy không tốt nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì để đảm bảo nằm võng đúng cách các bà mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo hệ phát triển hệ xương và cột sống thẳng thì cần lót thêm một tấm lót hoặc nệm mỏng bên dưới trước khi cho bé nằm.
- Tuyệt đối không lạm dụng việc nằm võng quá nhiều, chỉ sử dụng thời gian ngắn và không dùng cho trẻ khi ngủ qua đêm.
- Giữ tư thế nằm ngửa, không nghiêng để giữ được sự thoải mái khi ngủ cho bé, tránh ảnh hưởng đến cổ, cột sống.
- Đặt bé nằm võng đúng cách là khi võng càng sát đất càng tốt, điều này giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi trẻ ngã.
- Không rung lắc, đung đưa quá mạnh tay, đưa nhẹ nhàng để trẻ vào giấc rồi ngừng.
- Không để đồ chơi, gấu bông hay gối xung quanh vì có thể khiến trẻ nằm sai tư thế hoặc ngộp thở khi ngủ.
- Không để trẻ quá nhỏ nằm võng, dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng võng ru ngủ cho bé.
Với những phân tích trên thì nằm võng xuất hiện nhiều nguy cơ tìm tàng tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ từ hệ xương cho đến thần kinh, khả năng vận động. Tuy nhiên vẫn có những cách khắc phục để trẻ có thể nằm võng đúng cách hơn và dễ đi vào giấc ngủ. Những tháng đầu đời lại ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành sau này nên hãy chăm sóc bé yêu bằng cách để ý những điều nhỏ nhặt nhất.
Nguồn:
- https://vuanem.com/blog/tre-so-sinh-nam-vong.html
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/co-nen-cho-tre-so-sinh-nam-vong-khong/?link_type=related_posts