người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Cải thiện giấc ngủ

Thông tin về hội chứng ám ảnh cưỡng chế

Admin
12/07/2022

Đa phần mọi người đều cho rằng hội chứng ám ảnh cưỡng chế là bệnh hiếm gặp, nguyên nhân là do rất ít người thừa nhận mình mắc phải hội chứng ám ảnh cưỡng chế. Trên thực tế, chứng ám ảnh cưỡng chế khá phổ biến, thậm chí còn dễ gặp hơn so với một số bệnh như tâm thần phân liệt hay rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh ám ảnh cưỡng chế và có cách phòng tránh, đối phó bệnh hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì?

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế có tên tiếng Anh là Obsessive-Compulsive Disorder, viết tắt là ODC). Để rút gọn thì nhiều khi hội chứng ám ảnh cưỡng chế sẽ được gọi tắt là hội chứng OCD.

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm lý với biểu hiện phổ biến nhất là ám ảnh về ý nghĩ và thường xuyên lặp lại một hành vi nào đó với tính chất bắt buộc để giảm bớt căng thẳng. ODC có liên quan trực tiếp đến tình trạng căng thẳng, stress. Hội chứng ám ảnh cưỡng chế cũng có thể được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

hội chứng ám ảnh cưỡng chế
Biểu hiện của hội chứng ám ảnh cưỡng chế là lặp đi lặp lại một hành động, suy nghĩ nào đó

Theo nhiều nghiên cứu, độ tuổi trung bình dễ mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là từ 19-20 tuổi, có khoảng 25% trường hợp mắc phải hội chứng này trước độ tuổi 14, thậm chí còn có một trường hợp trẻ dưới 2 tuổi mắc phải hội chứng OCD.

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế bao gồm các rối loạn liên quan dưới đây:

  • Rối loạn dị dạng cơ thể, mặc cảm ngoại hình: Thường xuyên lo lắng về những khuyết điểm của mình, chải chuốt, soi gương nhiều quá mức….
  • Rối loạn tích trữ: Thường xuyên giữ lại nhiều đồ vật dù có giá trị sử dụng hay không, kèm theo đó là sự khó khăn trong việc loại bỏ đồ vật thuộc sở hữu của mình.
  • Rối loạn nhổ tóc (kéo tóc): Hành động nhổ tóc lặp đi lặp lại khiến lượng tóc trên đầu giảm dần.
  • Rối loạn tự làm tổn thương da: Hành động cấu da, làm xước da lặp đi lặp lại.

Chẩn đoán bệnh: hội chứng ám ảnh cưỡng chế được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng, do các bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh thực hiện.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh cưỡng chế

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chỉ ra một số yếu tố làm tăng khả năng mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế, cụ thể như sau:

  • Gen (di truyền): Với những cặp sinh đôi, nếu một người bị mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế thì người còn lại cũng có tỉ lệ cao mắc phải hội chứng này. Bên cạnh đó, sinh đôi cùng trứng cũng có tỉ lệ mắc phải cao hơn so với sinh đôi khác trứng. Tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn khi gia đình có tiền sử bị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Tính cách: Những người cầu toàn thường dễ mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế hơn, tuy nhiên không phải ai cầu toàn cũng bị mắc hội chứng này. Hành động mang tính ép buộc của người cầu toàn nhằm mục đích mang đến thành công, còn sự ám ảnh và ép buộc của người bị ám ảnh cưỡng chế lại ít khi mang đến lợi ích cho họ.
  • Sự thay đổi của não bộ và cơ thể: Khi não bộ không đủ lượng hormone melatonin, trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm A hoặc liên cầu khuẩn tán huyết beta có khả năng mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế cao hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Căng thẳng, stress, nhất là người nhạy cảm dễ bị mắc phải hội chứng ám ảnh cưỡng chế.
  • Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con
chứng ám ảnh cưỡng chế
Những người cầu toàn thường dễ mắc phải hội chứng ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng ám ảnh cưỡng chế

Có rất nhiều người bỏ qua hội chứng ám ảnh cưỡng  và cho rằng mình không bị bệnh. Chính điều này đã làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, việc điều trị cũng khó hơn so với bệnh phát hiện sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có mắc bệnh hay không, từ đó có cách đối phó kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân.

Ý nghĩ ám ảnh

Lặp đi lặp lại những ý nghĩ vô nghĩa, sợ hãi, lo âu thái quá về một vấn đề gì đó vì nghĩ chúng chưa hoàn hảo như ý mình, tuy nhiên trên thực tế thì chúng đã đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Một số ám ảnh suy nghĩ thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Sợ cơ thể, quần áo, đồ đạc của mình bị bẩn
  • Sợ làm sai
  • Sợ gây hại cho người khác
  • Sợ hành động của mình không được người khác chấp nhận
  • Nghi ngờ thái quá
  • Yêu cầu quá cao về sự chính xác và cân đối.

Hành vi cưỡng chế

Hành vi cưỡng chế là các hành vi lặp đi lặp lại, tái diễn nhiều lần để đáp lại những ý nghĩ ám ảnh. Hành vi cưỡng chế giúp người bệnh giảm bớt lo sợ và căng thẳng. Một số hành vi cưỡng chế thường gặp nhất bao gồm:

  • Lau dọn, giặt giũ nhiều lần
  • Rửa tay quá kỹ
  • Sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc
  • Kiểm tra nhiều lần một việc, vật gì đó, ví dụ như đã tắt đèn hay chưa, cửa đã đóng chưa…
  • Lượm nhặt và tích trữ đồ đạc
  • Đếm đi đếm lại nhiều lần vì sợ không chính xác
  • Tắm quá lâu
  • Chỉnh sửa bài tập, báo cáo nhiều lần.
bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Ám ảnh giật tóc, kéo tóc

Những người mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế ý thức được sự không cần thiết của các hành vi mà mình đã thực hiện, tuy nhiên họ lại không thể dừng lại những hành vi đó, thời gian đầu họ có thể tự ngăn các triệu chứng này nhưng sau đó thì khả năng kháng cự sẽ suy giảm. Nhìn một cách tổng thể thì các triệu chứng của hội chứng ám ảnh cưỡng chế là mãn tính, kéo dài trong vài năm, thậm chí hàng chục năm.

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?

Hội chứng ám ảnh cưỡng chế mặc dù không ảnh hưởng ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ cản trở đến cuộc sống của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Tác động xấu đến việc học tập, làm việc và các mối quan hệ như người thân, bạn bè…
  • Dễ xảy ra xung đột, cãi vã với mọi người
  • Làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu, thậm chí gây ra chứng trầm cảm
  • Nếu mắc hội chứng OCD tình dục thì sinh hoạt vợ chồng sẽ bị ảnh hưởng.

Điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế 

Quá trình điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế không được nóng vội mà cần trải qua một quá trình khá lâu dài, kèm theo đó là sự hỗ trợ của bác sĩ điều trị cũng như nỗ lực của người bệnh. Hiện nay, có 3 biện pháp chính để điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế bao gồm các biện pháp sau:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng các loại thuốc có tác động lên chất dẫn truyền thần kinh serotonin có tác dụng hạn chế các triệu chứng của bệnh. Hiện nay có một số loại thuốc được cho phép sử dụng để điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế gồm:

Dòng thuốc SRI (serotonin re-uptake inhibitor): Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic anti-depressant clomipramine); thuốc SSRI (selective serotonin re-uptake inhibitor) bao gồm các loại như fluoxetine (Prozac), fluvoxamine (Luvox) và paroxetine (Paxit)…

thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế bằng thuốc

Thuốc điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế thường có tác dụng sau khi sử dụng được 3 tuần trở lên. Tùy vào từng đối tượng mà thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh ở một mức độ nào đó. Thông thường thì các triệu chứng có thể giảm bớt khi dùng thuốc nhưng lại tái phát khi tạm dừng thuốc.

Nếu các dòng thuốc SRI không mang lại hiệu quả hoặc gây tác dụng không mong muốn thì có thể sử dụng thuốc dòng SRI sơ cấp kết hợp với một số loại thuốc khác tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Trị liệu hành vi

Trị liệu hành vi sẽ điều trị cho bệnh nhân theo cách đối diện với triệu chứng ám ảnh cưỡng chế và kiểm soát các hành vi cưỡng chế. Ví dụ như người mắc hội chứng ám ảnh rửa tay quá kỹ và nhiều lần sẽ phải cố gắng không được rửa tay trong vài tiếng, mỗi lần rửa chỉ rửa trong thời gian ngắn.

Phương pháp trị liệu hành vi được đánh giá mang lại hiệu quả cao, nhiều bệnh nhân phục hồi dần sau khóa trị liệu, một số người có thể khỏi bệnh sau 3 tháng đến vài năm.

Ngoài ra, còn có một kỹ thuật trong liệu pháp hành vi nữa là để người bệnh bộc lộ ra những suy nghĩ khiến họ cảm thấy ám ảnh, từ đó có thể giải tỏa những căng thẳng trong người.

Trị liệu nhận thức

Trị liệu nhận thức là các phương pháp mà bác sĩ, người thân trong gia đình sẽ thực hiện những biện pháp giúp người bệnh có thể tự nhận ra, tự đánh giá được những suy nghĩ và hành động của mình là thái quá, từ đó có thể kiểm soát những suy nghĩ và hành vi cưỡng chế.

Nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ gia đình

Gia đình, người thân, bạn bè là những người có thể ở bên động viên, chăm sóc, nhắc nhở người mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế uống thuốc, kiểm soát hành vi của mình. Nên động viên và khích lệ người bệnh để họ vượt qua được giai đoạn trị liệu khó khăn này.

biểu hiện ám ảnh cưỡng chế
Sự động viên, khích lệ của người thân sẽ có ích cho người bệnh

Đối với bản thân người bệnh, cần nỗ lực trong việc giảm bớt những triệu chứng của ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hữu hiệu dưới đây được bác sĩ khuyến nghị:

  • Tâm sự với người thân và bạn bè để được động viên, khích lệ, tinh thần thoải mái hơn
  • Ghi chép lại những suy nghĩ và hành động ám ảnh cưỡng chế để tự kiểm soát và đẩy lùi chúng
  • Duy trì lịch sinh hoạt đều đặn, đi ngủ và thức dậy đúng nhịp sinh học
  • Tham gia nhiều hoạt động xã hội, cộng đồng
  • Thể dục thể thao tăng cường sức khỏe
  • Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị đạt được kết quả cao nhất.

Không thể một sớm một chiều mà bạn có thể điều trị được hội chứng ám ảnh cưỡng chế. Đây là một quá trình lâu dài, cần có sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, bác sĩ trị liệu. Tuy nhiên, dù khó khăn thế nào đi nữa thì bạn cũng cần cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một cách điều trị thích hợp, từ đó nhanh trở về với cuộc sống bình thường nhé.

Tài liệu tham khảo: Đặc điểm của hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì? Cách điều trị ra sao?