Điều gì khiến ta khó ngủ? Cách giảm thiểu lo âu

Cải thiện giấc ngủ

Nguyên nhân nào khiến chúng ta khó ngủ? Làm thế nào giảm thiểu lo âu?

Phương Thảo
07/02/2020

Như bạn đã biết, bộ não sẽ được nghỉ ngơi khi con người chìm vào giấc ngủ. Hầu hết chúng ta cũng đều cho rằng, đi ngủ thì đơn giản chỉ là từ từ chìm vào giấc ngủ, và rằng chúng ta sẽ chuyển dần từ trạng thái có ý thức sang trạng thái vô thức. Thật ra thì bộ não của con người phải trải qua một giai đoạn để có thể hoàn toàn bước vào trạng thái ngủ. Bài viết không chỉ liệt kê những điều khiến con người khó ngủ, mà còn giúp chúng ta khám phá thêm một số những loại cảm giác lạ kỳ ở giai đoạn con người cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Khó thở

Rất nhiều thứ kỳ lạ xảy ra khi chúng ta bắt đầu chợp mắt, bao gồm cả khó thở. Đôi khi có thể cảm thấy căng tức ở vùng ngực. Một số lần khác là cảm thấy như bị nghẹn, có thứ gì đó bị mắc vào sau cổ họng hoặc miệng bị khô quá mức.

Chuyển động

Dù là đang ngủ, não và cơ thể của con người vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Bộ não sẽ gởi một tín hiệu bảo cơ thể hãy chuyển động như một bài kiểm tra xem cơ thể đã thực sự chìm vào giấc ngủ hay chưa. Lý do cho điều này là để ngăn cơ thể không phản ứng lại với những gì sẽ diễn ra trong giấc mơ ở giai đoạn ngủ REM. Nếu cơ thể vẫn có những biểu hiện lăn qua lăn lại, tức chúng ta chưa hoàn toàn chìm hẳn vào giấc ngủ.

Ác mộng

Cảm giác này đặc biệt đáng sợ và khiến bạn không thể ngủ lại được nữa. Đại loại nó giống như một thứ ác mộng. Nếu rơi vào cảm giác này, thông thường đó là thứ cảm giác hoặc đang rơi xuống một vách đá, hoặc bị té ngã rất nặng. Bạn chỉ thật sự cảm thấy nhẹ nhõm khi tự nhận ra à, thì ra mọi thứ đều không có thật.

Đau nhức đầu

Nhức đầu quả là tồi tệ. Thường khi bị nhức đầu chúng ta sẽ mong muốn được nghỉ ngơi cho khỏe nhưng thật không dễ dàng để chợp mắt. Bởi ngay cả khi nhắm mắt, cơn đau vẫn không ngừng nhói, đặc biệt với những ai bị chứng đau nửa đầu. Nếu gặp phải vấn đề trên chứng tỏ cơ thể bạn đang bị suy nhược, gây ra tình trạng khó ngủ, khó chợp mắt.

Sốt não

Rõ ràng rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ như những căng thẳng trong ngày hoặc khi chúng ta bị bệnh. Nếu bạn bị chóng mặt, xây xẩm, buồn nôn, căng thẳng, ù tai, có nhiều tiếng vo ve trong đầu, đó chính là những tín hiệu của bệnh sốt não. Tương tự như cảm giác đau nhức đầu, chúng ta nếu gặp phải tình huống này cũng vô cùng khó khăn để có thể có được một giấc ngủ ngon. 

Cảm giác hoảng loạn 

Đôi khi việc có quá nhiều thứ cần phải giải quyết và hoàn thành sẽ khiến tâm trí chúng ta bị rối loạn, dẫn đến rất khó đi vào giấc vì cảm giác bất an. Những cảm giác lo lắng và hoảng loạn này sẽ thống trị tâm trí và ngăn chúng được nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt đối. Thậm chí nếu có lỡ ngủ quên, khi bất chợt tỉnh giấc, chúng ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định nếu muốn ngủ lại. 

Co giật

Chứng co giật không tự nguyện nếu có thường liên quan đến toa thuốc bạn uống trước đó hoặc do cơ thể thiếu một vài loại vitamin nào đó. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng chân không yên, thường cũng không nghiêm trọng. Hội chứng chân bồn chồn (hay còn gọi hội chứng chân không yên, Restless legs syndrome: RLS) là một rối loạn gây ra bởi sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân của một người. Thường xuất hiện một cảm giác khó chịu ở chân và được cải thiện phần nào khi di chuyển. Với những triệu chứng như đau nhức, cảm giác râm ran hoặc như kiến bò trong chân. Thỉnh thoảng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Cảm giác này xảy đến lúc nghỉ ngơi và có thể gây khó ngủ. Do gián đoạn trong giấc ngủ, những bệnh nhân RLS có thể bị buồn ngủ vào ban ngày, năng lượng cơ thể thấp, dễ cáu gắt và tâm trạng chán nản. Ngoài ra, nhiều người còn bị co giật chân tay trong khi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp phải những cảm giác co giật khi bị thiếu ngủ.

Lo lắng, stress, căng thẳng thường là những nguyên nhân khiến chúng ta khó ngủ hoặc mất ngủ
Lo lắng, stress, căng thẳng thường là những nguyên nhân khiến chúng ta khó ngủ hoặc mất ngủ

Làm thế nào giảm thiểu lo âu?

Xác định những lo lắng

Lo lắng là một trong các tác nhân khiến chúng ta khó ngủ. Vì vậy, hãy nỗ lực để giảm lo lắng, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Để giảm lo lắng, hãy suy nghĩ về những nguyên nhân khiến bạn lo lắng và viết chúng xuống cùng những hướng giải quyết. Nên nhớ rằng, ngày mai là một ngày mới, và chúng ta sẽ có thời gian để giải quyết mọi rắc rối. 

Thiền 

Thiền là một cách hiệu quả để giải tỏa tâm trí. Có rất nhiều video thiền hướng dẫn miễn phí trên YouTube mà chúng ta có thể tham khảo tập theo. Nếu bạn ngồi thiền khi nằm trên giường, có thể bạn sẽ ngủ thiếp đi một cách ngon lành đấy. 

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu những cảm giác kỳ lạ, những cú sốc tâm sinh lý xảy ra hàng đêm và chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, hãy đến gặp ngay bác sĩ. Có thể các bác sĩ sẽ kê toa đơn thuốc giúp bạn ngủ được và thư giãn đầu óc. Không loại trừ bạn cần tham vấn các bác sĩ tâm lý. Nói tóm lại, nếu cảm thấy quá sức, chúng ta hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor