Chứng ngủ rũ - buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Khoa học giấc ngủ

Chứng ngủ rũ – Lựa chọn điều trị chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Giang Gina
24/02/2020

Có bao giờ bạn cảm thấy cạn kiệt năng lượng vào ban ngày đến nỗi tất cả những gì bạn có thể nghĩ là về nhà và bò lên giường? Có lẽ bạn đang mắc phải chứng ngủ rũ – hiện tượng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Đây là triệu chứng của một trong nhiều hội chứng rối loạn giấc ngủ 

Bạn có từng để ý những trường hợp, cho dù đã ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy vô cùng kiệt sức vào sáng sớm? Bạn có khi nào tự hỏi đã bao lâu rồi bản thân chưa được nghỉ ngơi đầy đủ? Có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân khiến ai đó thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày. Đôi khi là do họ không có được giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Cũng có thể do có điều gì đó đang xảy ra bên trong cơ thể khiến họ không cảm thấy ngon giấc, bất kể đã nghỉ ngơi nhiều bao nhiêu. 

Vì vậy, nếu lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi, hãy chủ động tìm hiểu thêm những yếu tố dẫn đến vấn đề này. Biết đâu bạn sẽ tìm ra được một số giải pháp có thể giúp bạn thức dậy vào buổi sáng nhưng vẫn sảng khoái và tràn đầy sức sống. Cảm giác thiếu năng lượng, uể oải, lờ đờ trước khi bước vào một ngày mới là cảm giác vô cùng khó chịu.

Buồn ngủ ban ngày quá mức là gì? 

Chứng ngủ rũ (còn gọi là bệnh ngủ gà) là một hội chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính, khi mà bạn luôn cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và không thể kiềm chế lại được. Trong giấc ngủ có thể xuất hiện những ảo giác (bóng đè).

Cảm giác cáu kỉnh, mệt mỏi mọi nơi, mọi lúc có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn này. Hypersomnia hay somnolence còn biết đến với cái tên Hội chứng ngủ nhiều. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này có thể cản trở sự nghiệp, cuộc sống và sức khỏe của bạn.

Những dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh này bao gồm

  • Cảm giác buồn ngủ cùng cực trong ngày: Trong khi nhiều người trải qua cảm giác thiếu năng lượng sau bữa trưa hoặc vào cuối buổi chiều, những người bị buồn ngủ quá mức (còn được gọi là hội chứng buồn ngủ quá nhiều) luôn ở trong tình trạng năng lượng thấp trong hầu hết thời gian hoặc cả ngày.
  • Đấu tranh để thức dậy vào buổi sáng: Phải đấu tranh với ý chí quyết liệt để không nhấn nút báo thức lại một vài (hoặc sáu) lần trước khi ra khỏi giường.
  • Cơn buồn ngủ thường kéo đến đột ngột, dù bạn đang ở bất cứ nơi nào: lái xe, đang ăn hay đang họp…Vậy nên, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng ngưng thở trong khi ngủ do tắc nghẽn đường thở.
  • Không cảm thấy sảng khoái sau một giấc ngủ ngắn: Nhìn chung, người bình thường có thể thỉnh thoảng làm một giấc ngủ ngắn và việc nghỉ ngơi như thế cho phép họ có đủ năng lượng trong cả ngày. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ quá mức thường thức dậy sau những giấc ngủ ngắn nhưng không cảm thấy sảng khoái.
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày còn được gọi là chứng ngủ rũ
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày còn được gọi là chứng ngủ rũ

Các nguyên nhân của chứng ngủ rũ

Vui lòng tìm hiểu chi tiết thông tin này qua hai bài viết dưới đây:

Lựa chọn điều trị buồn ngủ ban ngày

Tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng này, các khuyến nghị cho điều trị chứng ngủ rũ (chứng buồn ngủ ban ngày quá mức) sẽ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi đã phác thảo một số khuyến nghị hàng đầu:

  • Cải thiện vệ sinh giấc ngủ: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kiêng caffeine vào buổi chiều và tối, tránh màn hình sáng trong phòng ngủ, giữ cho phòng tối và yên tĩnh, ngủ trên một tấm nệm thoải mái.
  • Cân nhắc sử dụng máy CPAP hoặc thiết bị nha khoa nếu bị ngưng thở khi ngủ.
  • Tham gia vào các hoạt động thể chất vào đầu ngày để cung cấp năng lượng  và thúc đẩy giấc ngủ vào ban đêm.
  •  Tăng năng suất làm việc để giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Nếu bị trầm cảm, hãy nói chuyện với một nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần về thay đổi lối sống hoặc có khuyến nghị về việc sử dụng thuốc.
  • Đối với các tình trạng như đau cơ xơ, suy giáp, hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc thiếu máu, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ cho kế hoạch điều trị và tư vấn về chế độ ăn uống.
  • Nếu bạn đã thay đổi lối sống tích cực và vẫn còn buồn ngủ ban ngày quá mức, việc điều trị sẽ phải cần đến thuốc. 

Tóm lại, một lối sống lành mạnh sẽ là giải pháp tốt nhất để thoát khỏi chứng bệnh này. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải cần hỗ trợ chuyên môn của một chuyên gia y tế. 

Các câu hỏi thường gặp

Buồn ngủ quá mức phổ biến ở phụ nữ hơn?

Nhìn chung, phụ nữ có nguy cơ bị chứng ngủ rũ so với nam giới. Một phần là do họ dễ mắc các bệnh như suy giáp và đau cơ xơ hóa. Các triệu chứng PMS cũng góp phần khiến chứng bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và như bạn đọc cũng biết chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng cũng góp phần gây ra mệt mỏi.

Một yếu tố khác là phụ nữ thường phải đa nhiệm hơn nam giới. Việc phải cân bằng giữa công việc, gia đình, việc nhà và chăm sóc bản thân thường có nghĩa là giấc ngủ sẽ trở thành việc kém ưu tiên.

Làm thế nào tôi có thể đối phó với chứng ngủ rũ khi đang làm việc?

Điều tốt nhất để làm tìm ra các lựa chọn điều trị phù hợp theo đề nghị của bác sĩ. Một số khuyến nghị có thể mang lại những cải thiện nhanh chóng và có những khuyến nghị khác sẽ cần thời gian nhiều hơn. Để khắc phục được trình trạng ngay lập tức, bạn sẽ cần các hoạt động khiến cơ thể tỉnh táo trong giờ làm việc. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng giờ nghỉ để ra ngoài và đi dạo.
  • Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ cực độ, hãy chợp mắt vào bữa trưa.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng một loại thuốc an toàn hoặc thuốc bổ. Nếu bạn có một công việc văn phòng, đứng lên và kéo giãn cơ đều đặn để máu lưu thông toàn bộ cơ thể được tốt hơn.
  • Ngoài ra, hãy thử đề xuất xem liệu công ty có thể cấp cho bạn một chiếc bàn đứng hay không? Khi phải đứng làm việc, điều này cũng có thể giúp cơ thể tỉnh táo hơn
  • Hãy thử tiêu thụ thực phẩm và đồ uống cung cấp một năng lượng tự nhiên. Ví dụ nước chanh, trà xanh, sô cô la đen, quinoa, cá ngừ, cam, các loại hạt, hạt, táo, chuối, quả việt quất và rau bina,…

Tại sao tôi buồn ngủ sau khi ăn?

“Tai họa” sau bữa ăn này gần như không thể tránh khỏi. Lý do là việc ăn uống làm tăng melatonin, đây là hormone khiến chúng ta buồn ngủ. Để giảm bớt tác dụng này, hãy thử ăn những thực phẩm không chứa nhiều carbohydrate.

Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều carb còn kích hoạt sản xuất serotonin và tryptophan (Tryptophan là một loại axit amin quan trọng cho cơ chế sản sinh serotonin trong cơ thể. Nó đồng thời là chìa khóa cho các chức năng của não bộ được hoạt động một cách suôn sẻ và góp phần tạo giấc ngủ ngon). Thông tin này có thể hữu ích nếu bạn đang cố gắng muốn nghỉ ngơi. Ví dụ, hãy ăn một lát bánh mì nướng trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor