kê toa thuốc melatonin

Cải thiện giấc ngủ

Khoa học giấc ngủ

MELATONIN & Các câu hỏi thường gặp

Giang Gina
04/03/2020

Melatonin là chất ai trong chúng ta cũng cần, bao gồm cả trẻ em lẫn người lớn. Trong trường hợp cơ thể không tự sản xuất đủ lượng Melatonin cần thiết, việc viện đến những viên thuốc bổ sung là cần thiết. 

Lượng Melatonin có thể gây chết người? 

Melatonin được biết đến là tương đối an toàn, và bạn sẽ không phải đối mặt với rủi ro ngay cả khi dùng liều cao gấp 100 lần so với khuyến cáo và vì điều đó dường như cũng không đủ để giết một con chuột. Tuy nhiên mỗi loại thuốc, kể cả loại viên uống bổ sung Melatonin này đều có khái niệm LD 50, tức nếu uống tới một liều lượng nào đó có thể dẫn tới chết người, gọi là liều lượng gây chết người. Điều này đã được thử nghiệm trên động vật thí nghiệm là chuột cho thấy 50% trong số chúng sẽ chết vì phơi nhiễm.  

Tại sao chúng ta dùng Melatonin?

Theo cuốn “Why We Sleep” của Matthew Walker, nhân trên chéo truyền tín hiệu của ngày và đêm lặp lại của nó đến bộ não và cơ thể bằng cách sử dụng người đưa tin lưu thông gọi là Melatonin. Melatonin cũng có những cái tên khác nữa, như “hóc môn của đêm” hay “hóc môn Ma cà rồng”. Sở dĩ Melatonin có thêm những tên gọi đó không phải vì hóc môn này gây hại, mà đơn giản nó được giải phóng vào ban đêm. Được chỉ dẫn bởi nhân trên chéo, sự gia tăng Melatonin bắt đầu ngay sau hoàng hôn, được giải phóng và trong dòng máu đang lưu thông khắp cơ thể từ tuyến tùng, khu vực nằm sâu trong bộ não. Melatonin hoạt động như một chiếc loa công suất lớn, vang lên một thông điệp rõ ràng đến bộ não và cơ thể: “trời tối, trời tối”. Còn chúng ta được nhận lệnh triệu tập của đêm ngay thời điểm đó và kèm theo mệnh lệnh sinh học về thời gian bắt đầu giấc ngủ. Bằng cách này, Melatonin giúp điều chỉnh thời gian khi giấc ngủ xảy ra, nhờ vậy việc báo hiệu đêm một cách có hệ thống trong khắp cơ thể. Tuy nhiên Melatonin không ảnh hưởng mấy đến sự sinh ra bản thân giấc ngủ. Chúng chỉ là hormone dẫn truyền “áp lực ngủ adenosine” giải phóng bởi bộ não giúp con người buồn ngủ. 

Melatonin là một loại viên thuốc bổ sung dùng để chữa bệnh mất ngủ
Melatonin là một loại viên thuốc bổ sung dùng để chữa bệnh mất ngủ

Ngoài sức khỏe giấc ngủ thông thường, Melatonin còn được biết đến là chất đặc biệt hữu ích trong các phương pháp điều trị ung thư khác nhau như là một thành phần bổ sung để sử dụng thông qua hóa trị. 

Sử dụng thường xuyên Melatonin có tạo thành thói quen?

Viên nén Melatonin được xem là chất bổ sung không hình thành thói quen và chúng không gây nghiện. Vì vậy bạn có thể thoải mái sử dụng chúng khi cần. Tất nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ có các tác dụng phụ nhất định mà bài viết đã nêu ở trên, và sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Trẻ em có nên uống viên Melatonin?

Có nhiều bác sĩ nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ đã lựa chọn sử dụng Melatonin cho con em mình nhằm giúp họ xử lý các vấn đề về giấc ngủ cho những đứa trẻ. 

Nên làm gì nếu lỡ uống quá nhiều?

Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức dù trên thực tế rất khó xảy ra việc uống quá liều, đến nỗi gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Melatonin có thể được dùng chung với các loại thuốc khác, tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng
Melatonin có thể được dùng chung với các loại thuốc khác, tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng

Có thể uống Melatonin cùng với các loại thuốc kê toa khác?

Theo Mayo Clinic, việc uống các viên Melatonin được xem là khá an toàn cho hầu hết tất cả chúng ta. Mặc dù vậy trong một số tình huống nhất định nó có thể tương tác với các loại thuốc kê toa khác mà bạn đang sử dụng trong quá trình điều trị một chứng bệnh nào đó như: thuốc gây loãng máu, thuốc về huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai và những loại thuốc khác. Tuy vậy, những tác động trên cũng không đến nỗi để được liệt vào dạng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, nó chỉ có thể cản trở khả năng gây buồn ngủ của Melatonin. Vì vậy trước khi quyết định bổ sung thêm Melatonin vào cơ thể, hãy đảm bảo là bạn đã thảo luận tình trạng đang điều trị bệnh của mình với bác sĩ để có được lời khuyên đúng đắn nhất.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor, Mayo Clinic, Why We Sleep – Matthew Walker,